TTLV: Phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên

Thứ hai - 20/02/2012 04:33
Thông tin luận văn "Phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên" của HVCH Zelenkova Maria, chuyên ngành Châu Á học.
Thông tin luận văn "Phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên" của HVCH Zelenkova Maria, chuyên ngành Châu Á học. 1. Họ và tên học viên: Zelenkova Maria 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 22.06.1988 4. Nơi sinh: Vladivostok, LB Nga 5. Quyết định công nhận học viên số: 1535/QĐ-XHNV-KH&SDH Ngày 16 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có 7. Tên đề tài luận văn: Phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên. 8. Chuyên ngành:Châu Á học; Mã số:60 31 50 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:GS. TS Mai Ngọc Chừ 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: (nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có) Ngày nay ở Việt Nam có trên 800 000 người nói ngôn ngữ Malayo – Polynesia được xếp thành 5 tộc người: Gia-rai, Chăm, Ê-đê, Chu-ru, Ra-glai. Tuy là 5 tộc người khác nhau nhưng đời sống vật chất của họ có nhiều tập quán gần như đồng nhất. Tuy nhiên có một tình hình đáng chú ý là phong tục tập quán của người Ê-đê, Gia-rai, Ra-glai, Chu-ru lại có nhiều điểm không tương đồng với phong tục tập quán của người Chăm, cho dù cùng thuộc một hệ ngôn ngữ. Điều này được phản ánh rõ rệt trong cấu trúc nhà cửa của 5 tộc người này. Nhà truyền thống của dân Ê-đê, Ra-glai, Gia-rai, Chu-ru là nhà sàn. Mang nặng đặc tính mẫu hệ, nên mỗi khi có một cô con gái lấy chồng, hoặc thêm một cặp vợ chồng trẻ, nhà sàn lại được nối thêm một ngăn. Càng nhiều con, nhà càng dài. Nhà sàn Ê-đê thường dài nhất, còn nhà sàn Gia-rai là nhà sàn cao nhất. Nhà sàn của người Chu-ru là một ngôi nhà nhỏ hơn cả so với nhà ở của các tộc người cùng nhóm. Còn nhà ở của người Chăm hầu như không mang đặc điểm chung với nhà của các tộc người nhóm Nam Đảo khác. Nhà của người Chăm là một quần thể nhà trong một khuôn viên. Mối quan hệ của các nhà trong quần thể này đã thể hiện quá trình rạn vỡ của hình thái gia đình lớn mẫu hệ để trở thành các gia đình nhỏ với các ngôi nhà ngắn. Trong số 5 tộc người chỉ có người Gi-rai mới có nhà rông. Nhà cộng đồng của người Ê-đê, Chu-ru va Ra-glai là nhà sàn. Còn nhà cồng đồng Chăm là một quần thể khu tháp. Dù có nhiều sự khác biệt, nhưng văn hoá của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam cũng có nhiều nết chung. Chẳng hạn, cả 5 dân tộc coi trong các nghi lễ và thủ tục lien quan đến việc dựng nhà: cách chọn đất và gỗ, việc chọn hướng nhà và định ngày, giờ phù hợp nhất để bắt đầu xây nhà mới. Trong quan niệm của cả 5 tộc người nhà được coi như một vật có phần linh thiêng, vì nó được làm bằng gỗ, mà gỗ dưới dạng cây cối trong rừng là nơi trú ngụ của các vị thần (Yang). Hơn nữa, nhà là môi trường sản sinh, tích hợp, giữ gìn và lưu truyền văn hoá của gia đình và cộng đồng. Chính trong nhà diễn ra nhiều việc quan trọng như sinh đẻ, cưới xin, tang ma. Các tộc người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam là những tộc người không có tập quán di cư, cho nên vai trò làng và vai trò nhà trong cộng đồng của các tộc người này vô cùng quan trọng. Tất cả mọi việc bắt đầu từ làng, còn làng thì bắt đầu từ nhà. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có) Việc nghiên cứu này có thể được sử dụng trong quá trình dạy học và góp phần bảo tồn sự đa dạng văn hoá của Việt Nam. Đề tài cũng nêu bật những đặc trưng văn hoá của các tộc người Nam Đảo Tây Nguyên trong việc xây dựng nhà cửa, từ đó góp phần làm sáng tỏ giá trị và bản sắc văn hoá của các tộc người Nam Đảo ở Đông Nam Á. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu về phong tục dựng nhà của từng tộc người thuộc nhóm Nam Đảo ở Việt Nam. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Zelenkova Maria 2. Sex: Female 3. Date of birth: 22.06.1988 4. Place of birth: Vladivostok, Russia 5. Admission decision number: 1535/QĐ-XHNV-KH&SDH Dated 16.10.2009 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: House-building customs of nationalities belonging to Malayo-Polynesian ethnic group in Central Highlands 8. Major: Asia studies. 9. Code: 60 31 50 10. Supervisors: Prof., Dr. Mai Ngoc Chu (Full name, academic title and degree) 11. Summary of the findings of the thesis: (Summarize them with stress on the new findings, if any) Nowadays in Vietnam there are more than 800 000 people speaking Malayo-Polynesian languages, they are divided into 5 nationalities: Jrai, Cham, Ede, Churu, Raglai. Though they are 5 different nationalities, but their material life has a lot of similar habits. However, there is a moment that must be noticed – Ede’s, Jrai’s, Raglai’s and Churu’s customs have a lot of points that are not corresponded to Cham’s customs, in spite of their belonging to one language group. This is clearly reflected in house structures of these 5 nationalities. Ede’s, Raglai’s, Jrai’s and Churu’s traditional house is a pile-house. Strongly keeping matriarchal peculiarities, every time when a daughter is marring or when a young family joins to live with parents, the pile-house is added a new chamber. Than more children a family has, than the house is longer. Ede’s house is usually the longest, and Jrai’s house is the highest. Churu’s house is the smallest one in comparison with other nationalities’ houses inside this ethnic group. Cham’s house almost doesn’t keep any similar features with the houses of other nationalities belonging to Malayo-Polynesian ethnic group. Cham’s house is a group of buildings inside a big yard. The connection between the houses in this architectural ensemble shows the relation process of forming the Big matriarchal family into the small ones with short houses. Among 5 nationalities, only Jrai people have the Rong-house. Ede, Churu and Raglai communal houses are pile-houses. And Cham communal house is a group of towers. Though there are a lot of differences, but the culture of Malayo-Polynesian nationalities in Vietnam also has many similar points. For example, all 5 nationalities attach a huge importance to rites and ceremonies pertaining to house-building process: choosing the land and wood, determination the right direction and suitable time for building beginning. In interpretation of all 5 nationalities, house is realized as an object with a spirit, because it is made from wood, and wood, when it is a tree in a forest, is a dwelling place for many spirits (called Yang). Even more, house is a place, where community and family culture is created, matured, maintained and shared. Just house is place where all important events happen: birth, wedding, funeral. Malayo-Polynesian nationalities in Vietnam have no migration customs, that is the reason why village role and the role of house, as home, is so important for their community. Everything starts from a village, and the village starts from a house. 12. Practical applicability, if any: This research work can be useful in teaching and also contributes to maintenance Vietnamese cultural variety. This subject assigns cultural house-building peculiarities of nationalities belonging to Malayo-Polynesian ethnic group in Central Highlands, and through this, helps to clear up the value and ethnic features of Malayo-Polynesian nationalities in South East Asia. 13. Further research directions, if any: Research house-building customs of each nationality belonging to Malayo-Polynesian ethnic group in Vietnam. 14. Thesis-related publications: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây