TTLV: “Phòng ngừa vị thành niên phạm tội dựa vào cộng đồng” ( Nghiên cứu trường hợp xã Nghi Phú- Thành phố Vinh- Nghệ An)

Chủ nhật - 26/10/2014 22:48

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hoài An                                2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 29/10/1988

4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 06/08//2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: “Phòng ngừa vị thành niên phạm tội dựa vào cộng đồng” ( Nghiên cứu trường hợp xã Nghi Phú- Thành phố Vinh- Nghệ An)

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội;  Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Văn Tùng – Phó chủ nhiệm Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

            Nghiên cứu này hướng tới tìm hiểu những yếu tố nguy cơ dẫn đến hành vi phạm tội của trẻ vị thành niên từ đó tìm ra các giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa hiện tượng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng dân cư. Việc phòng ngừa, giải quyết các nhóm trẻ em có nguy cơ làm trái pháp luật chính là việc chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm từ nguồn gốc của chúng. Nghiên cứu làm rõ các nội dung: (1) Thực trạng rủi ro phạm tội của trẻ vị thành niên phạm tội, (2) Những nguyên nhân cơ bản, (3) Liên kết các nguồn lực tại cộng đồng nhằm phòng ngừa hiện tượng vị thành niên phạm tội. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra và phân tích một số mô hình thực tế tại các địa phương trên địa bàn cả nước đã được thực hiện và cho kết quả tích cực nhằm làm cơ sở để đối chứng và rút kinh nghiệm cho việc thực hiện phòng ngừa vị thành niên phạm tội tại cộng đồng xã Nghi Phú. Nhân viên công tác xã hội không chỉ ứng dụng vai trò vào liên kết các nguồn lực tại cộng đồng  mà còn có tiềm năng phát triển vai trò hơn nữa.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ tạo tiền đề lý luận cho cộng đồng xã Nghi Phú và một số địa phương có thể rút ra cái nhìn tổng thể về thực trạng rủi ro phạm tội của trẻ vị thành niên trên địa bàn mình hiện nay, thấy được những ưu điểm và hạn chế trong các phương án hành động, các hoạt động của cộng đồng dành cho trẻ vị thành niên, đồng thời có những bài học kinh nghiệm trong xây dựng các chiến lược can thiệp trong tương lai.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Mở rộng nghiên cứu theo hướng xây dựng các chỉ báo xác định nhu cầu về sự cần thiết của nhân viên công tác xã hội trong quá trình triển khai các hoạt động hỗ trợ đối với trẻ vị thành niên có nguy cơ phạm tội.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

-“Đề xuất một số biện pháp công tác xã hội nhằm ngăn ngừa hiện tượng trẻ vị thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Tăng cường tính chuyên nghiệp Nghề công tác xã hội vì phát triển và hội nhập.”, NXB Đại học sư phạm, 2013

-  “Vấn đề trẻ vị thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, kỷ yếu hội thảo khoa học “Nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử, văn hóa- xã hội”, NXB Khoa học xã hội, 2014

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Hoai An               2. Sex: Female

3. Date of birth: 29th October, 1988              4. Place of birth: Nghe An

5. Admission decision number: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH Dated 6th August, 2012

6. Changes in academic process: None

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: Preventing criminal behaviors of the juveniles based on community
( study case in Nghi Phu commune - Vinh city - Nghe An province)

8. Major: Social Work                                      Code: 60.90.01.01

9. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Trinh Van Tung, Vice dean of Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities.

10. Summary of the findings of the thesis:

The research tends to explore the factors leading to criminal behaviors of the juveniles to find out the solutions, prevent the offence of the juveniles based on community. Preventing and solving the problem means the activeness to prevent the offence from its original causes. The study clarifies the main contents: (1) The risky situation of criminal behaviors of the juveniles. (2) The primary causes. (3) The links of resources in community with the purpose of preventing the offence of the juveniles.  Moreover, the research also analyzes some practical models at local areas in Viet Nam and shows positive results as a basis to confirm and provide precious experience for solving this issue at Nghi Phu commune. The social work’s staff not only applies the roles in the links of resources in community but also promotes the development further.

11. Practical applicability, if any:

             Therefore, the study of this topic will be the argumentative foundation for community at Nghi Phu commune and local areas to give the general perspective of the risky situation of juveniles at my hometown now. Besides, it explains the advantages and disadvantages in ways of implement, activities of community for the juveniles; simultaneously, helps to learn by experience in building the strategies to interfere in the future.

12. Further research directions, if any:

       The study continues being developed by building indicators in order to identify the necessity of social work’s staff in process of implementing the supportive activities for the juveniles who are at risk of the offence.

13. Thesis-related publications:

- The proposed methods in social  work so as to prevent the ciminal behaviors of the juveniles in Nghe An province”, The summary record of an international conference “ Reinforce the profession in Social work due to the development and integration” Published by Pedagogical University, 2013.

-  The offence of the juveniles in Nghe An province”, The summary record of a scientific conference “ Research and teach History, Culture- society” Published by Social science, 2014.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây