TTLV: Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình

Thứ tư - 20/06/2012 21:47
Thông tin luận văn "Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em" của HVCH Hoa Thị Lệ Quyên, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em" của HVCH Hoa Thị Lệ Quyên, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Hoa Thị Lệ Quyên 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 16/12/1985 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không 7. Tên đề tài luận văn: Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 8. Chuyên ngành: Xã hội học ; Mã số: 60.31.30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa – Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Từ xưa đến nay, gia đình vốn vẫn được coi là tổ ấm, nơi mỗi con người có thể tìm thấy niềm vui, hạnh phúc của riêng mình. Đối với trẻ em, gia đình là cái nôi tuyệt vời nhất, là nơi các em được bảo vệ, chăm sóc, được giáo dục và lớn lên trong sự yêu thương của những bậc sinh thành. Tuy nhiên, ở thời đại văn minh hiện nay, bạo lực giới trong gia đình là một hiện tượng khá phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp dân cư. Điều đáng lưu ý là có một số hành vi bạo lực được các nạn nhân và xã hội coi là bình thường. Qua nghiên cứu cho thấy nguyên nhân dẫn đến bạo lực rất đa dạng bao gồm yếu tố chủ quan đó là sự cam chịu của nạn nhân và những yếu tố khách quan như kinh tế, phong tục tập quán, văn hoá xã hội, sự bất bình đẳng giới, sự thờ ơ của nhân dân và chính quyền địa phương, các tệ nạn xã hội… Có thể nói bạo lực giới là nguyên nhân huỷ hoại tổ ấm gia đình, làm mất đi niềm tin cuộc sống và hạnh phúc của mỗi con người, ảnh hưởng tiêu cực của nó có thể làm tổn thương, thậm chí làm méo mó nhân cách của con nguời, đặc biệt là trẻ em. Nghiên cứu cho thấy trẻ em sống trong gia đình xảy ra bạo lực có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, bị xâm hại về thể chất và tinh thần cao hơn những trẻ em sống trong những gia đình không có bạo lực. Bạo lực giới trong gia đình cũng ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ em sống trong môi trường gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực thường có cảm giác buồn bã, chán nản, mặc cảm, tự ti, e dè, nhút nhát. Kết quả học tập của hầu hết trẻ trong các gia đình này đều kém và sa sút. Tỉ lệ trẻ bỏ học trong các gia đình có bạo lực cũng cao hơn ở những gia đình bình thường. Bạo lực giới trong gia đình cũng là nguyên nhân khiến trẻ em rơi vào các hoàn cảnh khó khăn đặc biệt như trẻ lang thang, mồ côi, phạm tội… Như vậy, bạo lực giới trong gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tới xã hội và gia đình, trẻ em do đó việc xoá bỏ bạo lực giới trong gia đình để hạn chế những tiêu cực của nó đối với việc bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em không phải là trách nhiệm của riêng ai mà đòi hỏi có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm ngăn ngừa bạo lực giới trong gia đình và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em hiện nay.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Hoa Thi Le Quyen 2. Sex: female 3. Date of birth: 16/12/1985 4. Place of birth: Hanoi 5. Admission decision number: 2551/2007/QD-XHNV-KH Dated on November 2nd 2007 by the Headmaster of Hanoi National University of Humanity and Social Science. 6. Changes in academic process: no change 7. Official thesis title: The impact of gender violence in family on the protection, care and education of children. 8. Major: Sociology 9. Code: 60.31.30 10. Supervisors: PhD. Nguyen Thi Kim Hoa, Sociology Faculty - College of Social Sciences and Humanities. 11. Summary of the findings of the thesis: From past to present, family ‘s still regarded as home, where each person can find pleasure and happiness of their own. For children, family is the most wonderful cradle, where they are protected, cared, educated and grow up in their parents’ love. However, in the civilized society today, gender violence in family is is a fairly common phenomenon, occurs at all ages and all classes. The research shows that the cause of violence is quite diverse, including subjective factors such as the victim's resignation… and the objective factors such as economic, customs, culture and society, gender resentment, indifference of the people and local government, social evils… It’s can be said that the gender violence causes families destroy, loses faith life and happiness of each person. Its negative effects can distort human personality, especially children. Research shows that children living in family violence are at risk of malnutrition, abused physically and mentally higher than children living in families without violence. Gender violence in family also affects the formation and personality development of children. Children living in family violence often have feelings of sadness, depression, guilt, self-deprecating, shy… Academic results of most children in these families are bad and deteriorating. The drop out rate of children in family violence ‘s also higher than in normal one. Gender violence in family also cause children to fall into the special difficulties, such as street children, orphans, crime ... So, gender violence in family caused many serious consequences to society, families and children, thus, eliminating it to minimized its negative for the protection, care and education of children ‘s not the responsibility of any individual person, it requires the cooperation of all levels and sectors, the socio-political organizations and communities in preventing family violence. Based on these findings, the thesis has made ​​recommendations to prevent family violence and the negative effects of it for the protection, care and education of children today.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây