TTLV: So sánh các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc

Thứ ba - 26/06/2012 05:47
Thông tin luận văn "So sánh các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc trong tiếng Hán và tiếng Việt" của HVCH Lý Diễm Kiệt, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
Thông tin luận văn "So sánh các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc trong tiếng Hán và tiếng Việt" của HVCH Lý Diễm Kiệt, chuyên ngành Ngôn ngữ học. 1. Họ và tên học viên: Lý Diễm Kiệt 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 20/01/1986 4. Nơi sinh: Trung Quốc 5. Quyết định công nhận học viên số 1415/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: So sánh các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc trong tiếng Hán và tiếng Việt 8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học 9. Mã số: 60.22.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt 11. Tóm tắt các kết quả của luận văn Hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều có lịch sử văn hoá lâu đời. Cách ăn cách mặc có thể phản ánh được bối cảnh văn hoá và đặc trưng dân tộc của mỗi một dân tộc, cách ăn cách mặc có quan hệ chặt chẽ với cuộc sống nhân dân, nên có nhiều thành ngữ, tục ngữ nói về cách ăn cách mặc. Quá trình giao tiếp văn hoá, chính trị, kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam trong lịch sử, làm cho cách ăn cách mặc hàng ngày của người Hán và người Việt có nhiều nét tương đồng. Nhưng do hai dân tộc có truyền thống văn hoá khác nhau nên cách suy nghĩ cũng có sự khác nhau. Để phân tích những điểm giống nhau và khác nhau về thành ngữ, tục ngữ nói về cách ăn cách mặc giữa Trung Quốc và Việt Nam, chúng tôi tiến hành khảo sát hai phương diện đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa. Đi sâu nghiên cứu cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt, chúng tôi tiến hành chia cấu trúc thành ngữ tiếng Hán thành 7 loại, cấu trúc thành ngữ tiếng Việt thành 3 loại. Tục ngữ tiếng Hán bao gồm ngạn ngữ, yết hậu ngữ và từ ngữ quen dùng, nên cấu trúc tục ngữ tiếng Hán hơi phức tạp và không giống nhau. Cấu trúc tục ngữ tiếng Việt có cấu trúc một vế, cấu trúc hai vế, cấu trúc cân đối, cấu trúc lệch và cấu trúc nhiều vế, trong đó dạng cấu trúc hai vế là dạng phổ biến nhất. Chúng tôi cũng phân tích những phương thức tạo nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt. Chúng tôi đã thông qua phân tích cấu tạo, nghĩa bóng, nghĩa đen và các thủ pháp tu từ tìm hiểu về con đường tạo nghĩa của thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt. Thành ngữ, tục ngữ mang đặc trưng văn hoá dân tộc đậm nét, thể hiện phong tục tập quán, bối cảnh xã hội và hiện trạng sinh sống của nhân dân. Ngôn ngữ chính là chất liệu tạo nên nền văn hoá mang bản sắc riêng của dân tộc, chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hoá dân tộc được bảo lưu rõ ràng nhất. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có) Luận văn của chúng tôi sẽ góp phần bổ sung cho lí luận nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt, tạo điều kiện thuần lợi cho việc dạy tiếng và giao lưu văn hoá giữa hai nước. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo Luận văn là công trình nghiên cứu so sánh về thành ngữ, tục ngữ tiếng Hán và tiếng Việt. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu và thu được thành tựu theo hướng nghiên cứu này. Đặc biệt là việc nghiên cứu cấu trúc và phương thức tạo nghĩa trong thành ngữ, tục ngữ.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Trainee’s full name: Li Yan Jie 2. Sex: Female 3. DOB: January 20th 1986 4. POB: China 5. The Decision on trainee recognition No. 1415/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH dated 13 November 2008 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities. 6. Changes in training (specify each change and time of such change): 7. Name of thesis: Comparison of idioms, proverbs relating to clothing style in Chinese and Vietnamese 8. Major: Linguistics 9. Code: 60.22.01 10. Supervisor: Assoc. Prof.Dr Nguyen Huu Dat 11. Summary of all theses: Two countries, both China and Vietnam have long-standing cultural history. Clothing style can reflect the cultural background and the national characteristic of each nation. The clothing style has close relation to life of the people, so there are many idioms, proverbs regarding of the clothing style. In the course of the exchange of the culture, politics, economy between China and Vietnam in the history, this leads the similar characters in daily clothing style of the Sino and the Vietnamese. But the two nations have their own different cultures, correspondingly, their thought is different. To analyze similar and different characters in idioms, proverbs regarding the clothing style between China and Vietnam, we conducted a survey in terms of both structural characteristic and semantic characteristic. To go into the structural research on Sino idioms and Vietnamese idioms, we divide structure of Sino and Vietnamese idiom into 7 types and 03 types respectively. Sino proverb includes sayings, xiehouyu and familiar words, so the structure of Sino idiom is quite complicated and different while for the structure of Vietnamese, 2-side structure is most popular. We also analyzed semantic methods of idioms, proverbs in Sino and Vietnamese. We analyzed structure, figurative sense, literal sense and rhetorical methods to understand how to create sense of idioms, proverbs in Sino and Vietnamese. Idiom, proverb bears profound characters of the national culture, expresses customs and habits as well as social background and existing life of the people. Language is material making own specific characters of the nation, in the language itself, characters of the national culture is reserved at best. 12. Applicability in the reality: Our theses shall make additional contribution to the research reasoning of idioms, proverbs in Sino and Vietnamese and facilitate the linguistic teaching and the cultural exchange between the two countries. 13. Next trends of research Thesis is to compare idioms, proverbs in Sino and Vietnamese. We are desirous of making further research and obtaining many achievements from this research, especially, the structural research and the semantic methods in idioms, proverbs.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây