TTLV: Áp dụng liệu pháp tâm lý cho trường hợp có triệu chứng lo âu ở người trưởng thành

Thứ hai - 17/10/2022 05:23
1. Họ và tên học viên:Nguyễn Thanh Hải.                        2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 09 /09/1998 
4. Nơi sinh: xóm 4, xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/2020/QĐ-XHNV ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Áp dụng liệu pháp tâm lý cho trường hợp có triệu chứng lo âu ở người trưởng thành
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng; Mã số: 8310401.02.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:PGS.TS Trần Thu Hương.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Thông qua các trắc nghiệm tâm lý tự báo cáo có thể thấy với thang đo GAD của thân chủ đã giảm từ buổi 3 là 19 điểm và buổi 12 là 6 điểm, thang đo chất lượng giấc ngủ của thân chủ cũng giảm từ 13/21 điểm trong buổi 3 xuống 8/21 điểm sau buổi 12, thang đánh giá lo âu từ 71/80 xuống còn 42 /80 trong buổi 12.
Dựa trên đánh giá về chức năng có thể thấy:
Về cơ thể: do thân chủ đã ngủ được, ăn nhiều hơn trước
Về các mối quan hệ: theo như báo cáo từ thân chủ thì do bố mẹ, chú dì chưa hiểu và hỗ trợ nên nhiều lúc vẫn dùng những từ ngữ làm tổn thương thân chủ như “yếu đuối”, bị bệnh, kém cỏi. Thân chủ cũng đã có sự cố gắng khi chia sẻ với mọi người về những cảm xúc của mình nhưng sự động viên chưa có nhiều. Trong mối quan hệ với đồng nghiệp, thân chủ cũng rất muốn chia sẻ với sếp về vấn đề của mình nhưng với mục đích là để giảm bớt lượng công việc, thân chủ cũng đã có những chuyến đi chơi với các bạn cùng làm và chia sẻ là rất vui.
Về sức khỏe tâm thần: thân chủ đã biết cách chia sẻ và gọi tên rõ hơn những cảm xúc của mình, đồng thời biết cách thay đổi những suy nghĩ tiêu cực bằng cách tìm bằng chứng và khi cơn lo âu xuất hiện thì biết cách vận dụng các bài tập để thay đổi trạng thái như thư giãn như tập thở, căng chùng cơ. Tuy nhiên, những thay đổi này mới chỉ là bước đầu và cần có sự củng cố và luyện tập nhiều hơn.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:
Qua quá trình thực hiện ca, có thể thấy rằng, mục tiêu đầu tiên đó là giảm các triệu chứng lo âu đặc biệt là cải thiện chất lượng giấc ngủ đã cơ bản được hoàn thành khi thân chủ bước đầu biết cách tìm bằng chứng, kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực và ngủ ngon hơn. Do chưa kết nối được với các thành viên trong gia đình thân chủ  nên đây sẽ là một khó khăn cũng như điểm yếu của luận văn, bên cạnh đó do chủ yếu làm việc online nên cũng khó khăn trong việc học viên truyền tải những kiến thức, thân chủ cần nghị lực và kiên trì hơn . Quá trình theo dõi sau can thiệp cũng cho thấy thân chủ đang có sự chủ động và cố gắng trong việc duy trì những cảm xúc tích cực như thường xuyên chia sẻ những trạng thái tích cực lên mạng xã hội, giúp đỡ các bạn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)
 
 
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name : Nguyen Thanh Hai                        2.Sex:Female
3. Date of birth:  09 /09/1998                               4. Place of birth: Ninh Binh
5. Admission decision number: 2705/2020/QĐ-XHNV  Dated 24/12/2020
6. Changes in academic process: (List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Applying psychotherapy to anxiety symptoms in adults
8. Major: Clinical Psychology                             9.Code: 8310401.02.
10. Supervisors: PGS.TS Trần Thu Hương.
11. Summary of the findings of the thesis:
Through self-reported psychometric tests, it can be seen that with the client's GAD scale decreasing from session 3 to 19 points and session 12 to 6 points, the client's sleep quality scale also decreased from 13/21 points in session 3 to 8/21 points after session 12, anxiety scale from 71/80 to 42/80 in session 12.
Based on the evaluation of the function can be seen:
About the body: because the client has been able to sleep, eat more than before
Regarding relationships: according to reports from the client, because parents, aunts and uncles do not understand and support them, they often use words that hurt the client such as "weak", sick, incompetent. The client also tried to share with everyone about his feelings, but the encouragement was not much. In the relationship with colleagues, the client also wants to share with his boss about his problem, but with the purpose of reducing the amount of work, the client also has outings with workmates and colleagues. Sharing is fun.
About mental health: clients know how to better share and name their feelings, and know how to change negative thoughts by looking for evidence and when anxiety strikes, know how Apply exercises to change the state such as relaxation such as breathing exercises, stretching muscles. However, these changes are just the beginning and require more reinforcement and practice.
12. Practical applicability:
Through the course of the case, it can be seen that the first goal, which is to reduce anxiety symptoms, especially to improve sleep quality, is basically completed when the client first knows how to find evidence, Control negative thoughts and sleep better. Due to not being able to connect with the client's family members, this will be a difficulty as well as a weakness of the thesis, besides, because they mainly work online, it is also difficult for students to convey their knowledge. The client needs more energy and perseverance. The post-intervention follow-up process also shows that the client is taking the initiative and trying to maintain positive emotions such as regularly sharing positive statuses on social networks, helping friends.
13. Further research directions:
14. Thesis-related publications:   

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây