TTLV: Các yếu tố kiểm soát xã hội đối với hành vi phân loại rác thải sinh hoạt của người dân (Nghiên cứu tại phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng và phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Thứ hai - 17/10/2022 11:45
1. Họ và tên học viên: Chu Minh Trang 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/8/1998
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/2020/QĐ-XHNV ngày: 24/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Các yếu tố kiểm soát xã hội đối với hành vi phân loại rác thải sinh hoạt của người dân (Nghiên cứu tại phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng và phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 8310301.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kim Nhung, Giảng viên khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra bức tranh về hoạt động phân loại rác thải tại nguồn của người dân phường Chương Dương và phường Nguyễn Du hiện nay. Về khía cạnh nhận thức của người dân, nghiên cứu cho thấy mức độ hiểu biết của người dân với hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn khá cao đặc biệt với những vấn đề liên quan đến lợi ích của việc phân loại rác. Bên cạnh đó, việc người dân tham gia vào các tổ chức xã hội sẽ khiến họ có xu hướng phân loại rác thải cao hơn. Đồng thời, thói quen cũng là yếu tố thúc đẩy hành vi phân loại rác thải tại nguồn của người dân.   
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự tác động của yếu tố kiểm soát nội, các chuẩn mực, giá trị của cá nhân đến hành vi phân loại rác thải tại nguồn của họ. Về yếu tố kiểm soát gia đình, khía cạnh ảnh hưởng nhiều nhất đối với hành vi phân loại rác của người dân phường Chương Dương và phường Nguyễn Du là sự tham gia của các cá nhân vào công việc chung của gia đình. Với yếu tố kiểm soát cộng đồng, hành vi phân loại rác thải tại nguồn của người dân được nhận thấy là ít phụ thuộc vào các yếu tố này do sự liên kết với cộng đồng của họ chưa cao. Chủ yếu việc phân loại rác thải tại nguồn là do các chế tài từ các chính sách của nhà nước. 
Nghiên cứu đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình xử lý rác thải sinh hoạt cho thành phố, cần có sự đồng bộ từ hoạt động phân loại rác thải tại nguồn của người dân, đến việc thu gom, vận chuyển và xử lí rác thải đã được phân loại tại các bãi rác nhất định.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Phân loại rác thải tại nguồn giúp giảm sức ép cho các khu vực xử lý rác thải của thành phố, do đó, việc quan tâm đến hành vi phân loại rác thải của từng hộ gia đình là điều tất yếu.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu về khía cạnh kinh tế có ảnh hưởng như nào đến hoạt động phân loại rác thải tại nguồn của người dân.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name: Chu Minh Trang; 2. Sex: Female
3. Date of birth: 08/8/1998; 4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 2705/2020/QĐ-XHNV Dated December 24th 2020 by Rector of the University of Social Sciences and Humanities, VNU-Hanoi
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Social control factors for people's behavior of sorting household waste (Research in Nguyen Du Ward, Hai Ba Trung District and Chuong Duong Ward, Hoan Kiem District, Hanoi)
8. Major: Sociology; 9. Code: 8310301.01
10. Supervisors: PhD. Nguyen Thi Kim Nhung, Lecturer in the Department of Sociology, University of Social Sciences and Humanities
11. Summary of the findings of the thesis:
The research results have given a picture of the current waste separation activities of people in Chuong Duong and Nguyen Du wards. In terms of people's awareness, the study shows that the level of people's understanding of domestic waste separation activities at source is quite high, especially with issues related to the benefits of waste segregation. Besides, people's participation in social organizations will make them more inclined to sort waste. At the same time, habit is also a factor that promotes the behavior of people to separate waste at source.
The research results also show that there is an impact of moral norms on their waste sorting behavior. Regarding the family control factor, the aspect that has the most influence on the garbage sorting behavior of people in Chuong Duong and Nguyen Du wards is the participation of individuals in the family's common work. With the comunity control factor, people's behavior of separating waste is found to be less dependent on these factors because their association with the community is not high. Mainly the segregation of waste is due to sanctions from government policies.
Last but not least, the research is providing solutions for the purpose of perfecting the process of treating domestic waste for the city
12. Practical applicability, if any: Separating waste at source helps to reduce the pressure on the city's waste treatment areas, so it is important to pay attention to the waste segregation behavior of each household.
13. Further research directions, if any: Research on how economic aspects affect waste segregation.
14. Thesis-related publications:
 (List them in chronological order)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây