Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Quỳnh Như 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 19/9/1991 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên cao học số 1698/QĐ-XHNV ngày 11/7/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có sự thay đổi
7. Tên đề tài luận văn: Cải tiến phương thức hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử.
8. Chuyên ngành: Quản trị văn phòng Mã số: 60340406
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Lệ Nhung
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn gồm 3 chương với các nội dung cơ bản sau:
Chương 1: Sự cần thiết phải cải tiến phương thức hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử
Luận văn trình bày một số khái niệm về Văn phòng, phương thức hoạt động của Văn phòng nói chung, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chính quyền điện tử để đánh giá mối quan hệ không thể tách rời giữa việc cải tiến phương thức hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với việc đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử cũng như tầm quan trọng của vấn đề này. Bên cạnh đó, luận văn còn làm rõ sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính quyền điện tử.
Chương 2: Thực trạng phương thức hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng trước yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử
Ở Chương này, luận văn tập trung giới thiệu khái quát về Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng; liệt kê ra các nhân tố ảnh hưởng tới phương thức hoạt động, từ đó mô tả thực trạng phương thức hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cũng như nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém trong phương thức hoạt động mà Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố đang gặp phải; phân tích, đánh giá tổng quát mối quan hệ hai chiều giữa phương thức hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố với việc đáp ứng các yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử.
Chương 3: Cải tiến phương thức hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử
Nội dung Chương 3 phản ánh những quan điểm, định hướng của học viên trong việc cải tiến phương thức hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể kèm theo mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp để thực hiện các giải pháp đó, bao gồm cả hiệu quả mà giải pháp có thể mang lại.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn này có thể được coi là tài liệu tham khảo hữu ích cho người đọc, đồng thời là cơ sở giúp các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, làm rõ và bổ sung những vấn đề chưa được đề cập, nhằm lấp đầy những khoảng trống trong nghiên cứu về khoa học quản trị văn phòng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trước yêu cầu hiện đại hóa, cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử thì hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ là: Văn phòng có cần tự đổi mới mình để trở thành Văn phòng số, Văn phòng điện tử hay không; hoạt động quản trị văn phòng trong các mô hình văn phòng mới này sẽ diễn ra như thế nào; Văn phòng tại các trung tâm hành chính công sẽ hoạt động ra sao; định hướng phát triển bền vững ngành văn phòng thế nào…
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
(1) Nguyễn Quỳnh Như (2018), Định hướng phát triển ngành Quản trị văn phòng, Dấu ấn thời gian, (số 3/2018), tr.24-28.
(2) Nguyễn Quỳnh Như (2019), Vài nét về triển khai đề án Chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng, Dấu ấn thời gian, (số 1+2/2019), tr.68-73.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Quynh Nhu 2. Sex: Female
3. Date of birth: September 19, 1991 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 1698 /QD-XHNV dated July 11, 2017 of Rector of University of Social Sciences and Humanities Hanoi - Vietnam National University.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Improve the operation mode of the Office of the Hai Phong City People's Committee to meet the e-government building requirement.
8. Major: Office Managerment 9. Code: 60340406
10. Supervisors: Dh.D Nguyen Le Nhung
11. Summary of the findings of the thesis:
Dissertation includes 3 chapters with the fundamental contents as below:
Chapter 1: The necessity to improve the operation mode of offices of People’s Committees of provinces and cities directly under the central government in order to meet the e-government building requirement.
The thesis presents some concepts about the office, the office’s operation mode in general, offices of People's Committees of provinces and cities under the central government and the e-government to assess the close relationship between the operation mode improvement of offices of People's Committees of provinces and cities directly under the central government with the satisfaction of the requirement to build the e-government as well as the importance of this issue
Chapter 2: Actual situation of the operation mode of the Office of the Hai Phong City People's Committee before the e-government building requirement
In this chapter, the thesis focuses on the overview of the Office of the People's Committee of Hai Phong City; lists factors affecting the operation mode, thereby describing the actual situation of the operation mode of the City People's Committee Office; clarifies strengths, weaknesses, opportunities, challenges as well as causes of limitations and weaknesses in the operation mode that the Office of the City People's Committee is facing; general analysis and evaluation of the two-way relationship between the operation mode of the City People's Committee Office and the e-Government building requirement.
Chapter 3: Improve the operation mode of the Office of the Hai Phong City People's Committee to meet the e-government building requirement.
The content of Chapter 3 reflects views and orientations of the graduate student in improving the operation mode of the Office of the Hai Phong City People's Committee to meet the e-Government building requirement, from which specific solutions are attached to objectives, tasks and measures to implement such solutions, including solutions’ efficiency
12. Practical applicability:
This thesis is a useful reference for readers, as well as being a scientific result for scientists to continue studying, clarifying and supplementing the issues that have not been mentioned, to fill the gaps in research in terms of office management science.
13. Further research directions:
Prior to modernization requirement, administrative reform and e-government building, the next research direction will be: Does the office need to renew itself to become the digital office, the electronic office? How will office administration activities in these new office models take place? How will offices in public administrative centers work? How is the sustainable development orientation of the office sector ?, etc.
14. Thesis-related publications:
(1) Nguyen Quynh Nhu (2018), The development orientation of the office management sector, Time Mark Journal (3/2018), p 24-28.
(2) Nguyen Quynh Nhu (2019), Overview of implementing the e-government project of Hai Phong City, Time Mark Journal (1+2/2019), p 68-73.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn