1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Nga
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/03/2000
4. Nơi sinh: Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHNV, ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Chính sách phát triển nguồn cung năng lượng của Trung Quốc ở Trung Á dưới góc nhìn Chủ nghĩa Hiện thực (1993 - 2023).
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế; Mã số: 8310601.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Khắc Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn cung cấp cái nhìn toàn diện về chính sách phát triển nguồn cung năng lượng của Trung Quốc ở Trung Á. Trước hết, luận văn đã làm rõ được các khái niệm liên quan và luận điểm của Chủ nghĩa Hiện thực có thể vận dụng vào nghiên cứu chính sách. Việc áp dụng Chủ nghĩa Hiện thực trong nghiên cứu giúp lý giải được các nhân tố tác động đến chính sách của Trung Quốc tại khu vực.
Chủ nghĩa Hiện thực cũng cho thấy rõ mục tiêu của Trung Quốc khi triển khai chính sách tại Trung Á. Trong đó, mọi hành động đều có sự tính toán và đều hướng đến lợi ích quốc gia. Trước tiên là góp phần duy trì hoà bình và ổn định vùng Tân Cương - Trung Quốc, sau đó là đảm bảo an ninh năng lượng và gia tăng ảnh hưởng tại khu vực.
Từ việc phân tích những cơ hội và thách thức cũng như thuận lợi và khó khăn, có thể thấy, chính sách này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới. Tuỳ thuộc vào tình hình thế giới, Trung Quốc sẽ khéo léo điều chỉnh việc triển khai chính sách dưới nhiều cách thức, nhiều hoạt động khác nhau để có thể đạt được các mục tiêu của mình. Từ đó, đưa ra hàm ý cho Việt Nam.
Như vậy, vận dụng Chủ nghĩa Hiện thực vào phân tích chính sách là hữu ích và có nhiều ưu điểm khi luận giải được chủ thể, động cơ, hành động triển khai và triển vọng chính sách. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế nhất định vì Chủ nghĩa Hiện thực không giải thích được sự hợp tác nhiều mặt giữa hai bên.
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu chính sách phát triển nguồn cung năng lượng của Trung Quốc ở Trung Á dưới góc nhìn Chủ nghĩa Hiện thực. Do vậy, luận văn có những đóng góp mới về khoa học như áp dụng góc nhìn của một lý thuyết quốc tế (trong trường hợp này là Chủ nghĩa Hiện thực) tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ sở hoạch định, mục tiêu, quá trình thực thi, tác động và triển vọng của chính sách.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu cho sinh viên, học viên chuyên ngành Quan hệ quốc tế và độc giả quan tâm đến đề tài chính sách phát triển nguồn cung năng lượng của Trung Quốc nói riêng và quan tâm đến chính sách Trung Quốc nói chung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không có
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Nga
2. Sex: Female
3. Date of birth: 10th March 2000
4. Place of birth: Bac Ninh
5. Admission decision number: 4058/2022/QĐ-XHNV Dated 28th December 2022
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: China's energy supply development policy in Central Asia from a Realist perspective (1993 – 2023)
8. Major: International Relations Code: 8310601.01
9. Supervisors: Professor Hoang Khac Nam, VNU University of Social Sciences and Humanities
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis provides a comprehensive view of China's energy supply development policy in Central Asia. First of all, the thesis clarifies the related concepts and points of Realism that can be applied to policy research. In particular, the application of Realism in research helps to explain the factors affecting China's policy in the region.
In addition, Realism clearly shows China's intentions for implementing policies in Central Asia. All actions are calculated and directed towards national interests. Essentially, this contributes to maintaining peace and stability in Xinjiang - China and in turn, ensures energy security and increases influence in the region.
From the analysis of opportunities and challenges as well as advantages and disadvantages, it can be seen that this policy will continue to be promoted in the near future. Depending on the world situation, China will flexibly adjust the implementation of policies by different methods and activities to achieve its goals. From there, implications for Vietnam are drawn.
Thus, applying Realism to policy analysis is useful and has many advantages in explaining the subject, motive, implementation activities and, policy prospects. However, there are also certain limitations because Realism cannot explain the multifaceted cooperation between the two sides.
The thesis is the first research work in Vietnam to study China's energy supply development policy in Central Asia from the perspective of Realism. Therefore, the thesis has new scientific contributions such as applying the perspective of an international theory (in this case Realism) to conduct systematic research on the planning basis, objectives, implementation process, impacts, and prospects of the policy.
11. Practical applicability, if any:
The thesis can be used as research material for undergraduate and graduate students majoring in International Relations, and readers interested in the topic of China's energy supply development policy in particular and interested in China's policy in general.
12. Further research directions, if any: None
13. Thesis-related publications: None