1. Họ và tên học viên: Hứa Phương Linh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/11/2000
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHNV, ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có
7. Tên đề tài đề án: Đánh giá và can thiệp cho một trường hợp trải qua sang chấn tâm lý và có biểu hiện trầm cảm
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng; Mã số: 8310402
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Anh Thư, công tác tại Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của đề án:
Đề án này đã trình bày tổng quan nghiên cứu về sang chấn tâm lý và có biểu hiện trầm cảm. Trong nội dung của đề án, các vấn đề cơ bản về sang chấn tâm lý, biểu hiện của trầm cảm đã được trình bày bao gồm khái niệm, đặc điểm lâm sàng và các tiêu chí chẩn đoán theo ICD-11. Ngoài ra, đề án này cũng bổ sung thêm để phù hợp với ca lâm sàng thực tế về các vấn đề cơ bản về vấn đề tâm lý của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Bên cạnh đó, đề án cũng trình bày về phương pháp đánh giá và trị liệu trong liệu pháp nhận thức hành vi tập trung vào can thiệp sang chấn, được sử dụng làm liệu pháp can thiệp xuyên suốt trong quá trình trị liệu. Kết quả can thiệp cho thấy thân chủ đã giảm được các biểu hiện trầm cảm, các triệu chứng sang chấn đã được thuyên giảm đáng kể, thay đổi được nhận thức không lành mạnh và cải thiện các mối quan hệ tích cực. Đồng thời, thân chủ đã có các kĩ năng ứng dụng xây dựng mối quan hệ, xử lý vấn đề, thiết lập các mục tiêu cuộc sống và chấp nhận được tình trạng bệnh.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Từ những kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn ca lâm sàng, đề án đã đóng góp thêm những bằng chứng hiệu quả của liệu pháp nhận thức hành vi tập trong can thiệp tâm lý cho sang chấn tâm lý có biểu hiện trầm cảm. Đồng thời, những hạn chế và khuyến nghị của đề án cũng cung cấp thêm những bài học và thông tin cần thiết cho những người thực hành để gia tăng hiệu quả trị liệu sau này.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không có
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến đề án: Không có
INFORMATION ON PROJECT
1. Full name: Hua Phuong Linh
2. Sex: Female
3. Date of birth: 02/11/2000
4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 4058/2022/QD-XHNV. Dated: December 28, 2022, from the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: None
7. Official project title: Psychological assessment and intervention for a case of psychological trauma with symptoms of depression
8. Major: Clinical Psychological (applied orientation) Code: 8310402
9. Supervisors: PhD Nguyen Thi Anh Thu, Department of Psychology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of the findings of the project:
This topic has presented an overview of research on psychological trauma and depression. In the content of the project, basic issues of psychological trauma, depression symptoms have been presented including concepts, clinical characteristics and expected standards according to ICD-11. In addition, this project is also supplemented to suit the practical clinical case of basic psychological problems of terminal cancer patients. Besides, the project also presents the assessment and treatment methods in the cognitive behavioral therapy focusing on trauma intervention, used as a cross-cutting intervention throughout the data processing. The intervention results showed that the client had reduced depressive symptoms, significantly reduced trauma symptoms, changed unhealthy cognitions, and improved positive relationships. At the same time, the client has applied skills to build relationships, handle problems, set life goals and accept the disease condition.
11. Practical applicability, if any:
From the results obtained through the process of theoretical research and clinical practice, the project has contributed more evidence of the effectiveness of cognitive behavioral therapy in psychological intervention for psychological trauma with depressive symtomps. At the same time, the limitations and recommendations of the project also provide additional lessons and necessary information for practitioners to increase the effectiveness of future treatment.
12. Further research directions, if any: None
13. Project -related publications: None