1. Họ và tên học viên: DOÃN PHƯƠNG LINH
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/10/1997
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/2021/QĐ-XHNV ngày 28/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Đối chiếu phụ âm tiếng Italia - tiếng Việt và việc dạy phát âm phụ âm tiếng Italia cho sinh viên Việt Nam trình độ A1
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 8229020.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Cẩm Lan
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trong bài luận văn này, chúng tôi, trước hết, đã tổng hợp và trình bày được những định nghĩa, những cơ sở lí thuyết liên quan đến phụ âm và cơ sở phân loại phụ âm; âm tiết và cấu trúc âm tiết; đồng thời khái quát hệ thống phụ âm và cấu trúc âm tiết của tiếng Italia và tiếng Việt. Ngoài ra, chúng tôi cũng đặt ra 5 nguyên tắc đối chiếu các ngôn ngữ.
Tiếp theo, chúng tôi miêu tả hệ thống phụ âm của hai ngôn ngữ, tiếng Italia và tiếng Việt, trước khi tiến hành đối chiếu. Đây là hai hệ thống phụ âm phức tạp. Việc đối chiếu không những giúp chúng tôi nhận thấy được những điểm giống nhau và khác biệt giữa hai hệ thống phụ âm này, mà còn giúp chúng tôi dự đoán được những thuận lợi và khó khăn của sinh viên Việt Nam khi nhận biết và phát âm các phụ âm tiếng Italia.
Nếu như việc đối chiếu dựa trên các khái niệm ngữ âm học cho thấy sự thuận lợi và khó khăn của SV Việt Nam khi nhận biết và phát âm phụ âm Italia về mặt lí thuyết, thì việc tiến hành 2 khảo sát thực nghiệm trên đối tượng là 121 sinh viên Việt Nam học tiếng Italia trình độ A1, giúp chúng tôi nhận ra cả những thuận lợi và khó khăn trên phương diện thực tiễn. Theo đó, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát ý kiến của 16 giáo viên dạy phát âm phụ âm tiếng Italia trình độ A1 cho sinh viên Việt Nam với mục đích thu thập kinh nghiệm giảng dạy thực tế, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả bài luận văn này góp phần củng cố điểm mạnh và hạn chế khuyết điểm về mặt nhận biết và phát âm phụ âm tiếng Italia của sinh viên Việt Nam trình độ A1; đồng thời nó cũng đóng góp cho việc nghiên cứu xây dựng bài giảng, chương trình học và giáo trình sao cho phù hợp với đối tượng người Việt Nam học tiếng Italia.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Doãn Phương Linh (2022). Dạy phát âm tiếng Italia cho sinh viên Việt Nam trình độ A1. Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, Trường Đại học Hà Nội, Số 71/2022, tr.41-52
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: DOAN PHUONG LINH
2. Sex: Female
3. Date of birth: 23/10/1997
4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: No 2948/2021/QĐ-XHNV Dated: 28/12/2021 by The Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Contrast between Italian – Vietnamese consonants and teaching Italian consonants for level A1 Vietnamese students
8. Major: Linguistics Code: 8229020.01
9. Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Trinh Cam Lan
10. Summary of the findings of the thesis:
In this thesis, first of all, we have synthesized and presented the definitions, theoretical bases related to consonants and the basis of consonant classification; syllables and syllable structure; at the same time generalize the Italian and Vietnamese consonant systems and syllable structures. In addition, we also set out 5 rules for contrast analysis of these two languages.
We also describe the consonant systems of the two languages, Italian and Vietnamese, before contrasting them. These are two complex consonant systems. The contrast analysis not only helps us to see the similarities and differences between these consonant systems, but also helps us predict the advantages and disadvantages of Vietnamese students when recognizing and pronouncing the Italian consonants.
If the contrast based on phonological concepts shows the advantages and disadvantages of Vietnamese students theoretically, conducting two experimental surveys on 121 Vietnamese students studying Italian at A1 level helps us realize both the advantages and the disadvantages from a practical point of view. Accordingly, we also conducted a survey on 16 teachers teaching Italian consonant pronunciation at A1 level to Vietnamese students with the aim of collecting practical teaching experiences and giving some teaching proposals in order to improve the quality of teaching and learning.
11. Practical applicability, if any:
The findings of this thesis contribute to reinforcing the strengths and limiting the weaknesses in terms of recognition and pronunciation of Italian consonants by Vietnamese students at A1 level; At the same time, it also contributes to the research and development of lesson plans, study programs and textbooks that are suitable for Vietnamese people learning Italian.
12. Further research directions, if any:
13. Thesis-related publications:
Doan Phuong Linh (2022). Teaching Italian pronunciation to Vietnamese students at A1 level. Journal of Foreign Language Studies, Hanoi University, no 71/2022, pg.41-52