1. Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ THANH THỦY 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03/10/1978
4. Nơi sinh: Phường Hải Thượng, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/2021/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Quản trị nội dung thông tin có nhạy cảm giới trên báo điện tử
8. Chuyên ngành: Quản trị báo chí truyền thông; Mã số: Thí điểm
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS,TS Nguyễn Ngọc Oanh, Học viện Báo chí Tuyên truyền
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Với mong muốn đánh giá thực trạng công tác quản trị nội dung thông tin có nhạy cảm giới (NCG) trên báo điện tử (BĐT) hiện nay và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tại các tòa soạn, dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đề tài đã xây dựng Bảng kiểm quản trị nội dung thông tin có NCG trên BĐT với 4 tiêu chí và 22 thang đo. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, bên cạnh một số thành tựu đã đạt được của báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và BĐT nói riêng trong công tác truyền thông BĐG trong những năm qua, thì hiện nay, vẫn còn không ít các tác phẩm trên BĐT thiếu NCG, thể hiện qua nội dung thông điệp, qua hình thức trình bày. Trong công tác quản trị nội dung thông tin có NCG, do nhận thức của người làm báo (NLB) (bao gồm lãnh đạo cơ quan báo chí, phóng viên, viên tập viên…) ở từng vị trí việc làm khác nhau cũng chưa làm tốt nhiệm vụ là người “gác cổng”, sáng tạo, kiểm soát và kiểm duyệt các thông tin thiếu NCG. Việc xây dựng qui trình sản xuất tin bài có lồng ghép giới, quản trị tần suất xuất hiện bài viết truyền thông về giới, xây dựng chuyên trang, chuyên mục, hay triển khai Bộ chỉ số giới trên truyền thông chưa thật sự được các báo điện tử quan tâm và tích cực triển khai thực hiện.
Nguyên nhân được xác định có cả khách quan và chủ quan, trong đó, tập trung vào một số nguyên nhân chính là: Các qui định pháp lý chưa được hiện thực hóa, Người làm báo vẫn còn thiếu nhạy cảm giới, Có hiện tượng câu view theo thị hiếu công chúng, Công chúng chưa có nhiều khả năng phản biện đối với những thông điệp giới sai lệch. Ngoài ra, nguyên nhân sâu sa còn do các vấn đề về lịch sử, văn hóa và đặc biệt là năng lực tác nghiệp cũng như trách nhiệm giới của người làm báo trong sản xuất tin bài truyền thông bình đẳng giới.
Tiếp cận nghiên cứu từ các lý thuyết truyền thông như Lý thuyết đóng khung (Framing Theory), Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự (Agenda setting Theory) và Lý thuyết người gác cổng (Gate Keeper Theory) cho thấy: NLB chính là những “người gác cổng” quan trọng trong việc kiểm soát các nội dung thông tin có NCG. Chính vì vậy, nhận thức giới và trách nhiệm giới của NLB sẽ quyết định tới các sản phẩm báo chí có NCG hay không, thể hiện ra bởi sự “đóng khung” các quan niệm và đặc điểm giới của NLB. Công chúng truyền thông dù không phải là người trực tiếp tạo ra các “chương trình nghị sự” nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tham gia vào chương trình nghị sự đó. Vì vậy, đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức giới cho cộng đồng cũng chính là gián tiếp đưa họ tham gia vào quá trình đóng góp, phản biện đối với các bài viết thiếu NCG.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng kết hợp với công cụ quét dữ liệu tìm kiếm nâng cao Social Listening Plus, đề tài đã chỉ ra các nhóm giải pháp quản trị nội dung thông tin có nhạy cảm giới trên BĐT với 3 nhóm chính là: 1) Giải pháp về hoàn thiện chính sách; 2) Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện qui trình quản trị nội dung của cơ quan báo chí; 3) Giải pháp về đào tạo nâng cao năng lực về giới cho phóng viên/nhà báo. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số đề xuất, kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước; đối với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông; đối với các cơ quan báo chí; đối với phóng viên, nhà báo và đối với công chúng truyền thông.
- Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Sử dụng là tài liệu tham thảo và học tập cho giảng viên và sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Học phần Giới trên truyền thông.
- Sử dụng là tài liệu tham khảo cho các cơ quan báo chí, người làm báo
- Sử dụng tham khảo cho sinh viên ngành báo chí, truyền thông và công chúng quan tâm.
- Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Xuất bản sách chuyên khảo (Chỉnh sửa, biên tập từ luận văn và bổ sung thêm 01 chương sách: Một số kĩ năng tác nghiệp dành cho người làm báo về đề tài giới).
- Khai thác sâu thêm các dữ liệu định lượng đã có để viết bài công bố quốc tế.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
- Định kiến giới trong xây dựng hình ảnh nam giới, phụ nữ nhìn từ Lý thuyết đóng khung, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia, Học viện Phụ nữ Việt Nam, tháng 11/2022.
- Phát huy vai trò của báo chí, truyền thông trong thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam, Tạp chí Tuyên giáo (bản điện tử), tháng 12/2022.
- An toàn cho phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng, Tạp chí Quản lý Nhà nước, 2023.
- Nhạy cảm giới trong hình thức thể hiện tin bài trên báo điện tử, Tạp chí khoa học, Học viện Phụ nữ Việt Nam.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: NGUYEN THI THANH THUY 2. Sex: Female
3. Date of birth: 03/10/1978
4. Place of birth: Hai Thuong ward, Nghi Son town, Thanh Hoa province
5. Admission decision number: 2948/2021/QD-XHNV dated December 28, 2021 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Managing gender-sensitive information content on electronic newspapers
8. Major: Media management
9. Code: Pilot
10.
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Ngoc Oanh, Academy of Journalism and Communication
11. Summary of the findings of the thesis:
With the desire to assess the current situation of managing gender-sensitive information content on electronic newspapers today and propose solutions to improve the quality of governance at journals, based on theoretical research, the thesis has built a Checklist for managing gender-sensitive information content on electronic newspapers with 4 criteria and 22 scales. The results of the study show that, in addition to a number of achievements made by the Vietnamese revolutionary press in general and electronic newspapers in particular in the work of gender equality in recent years, there are not few works on electronic newspapers lacking gender-sensitive information content, expressed through the content of the message and the form of presentation. In managing gender-sensitive information content, due to the awareness of journalists (including leaders of press agencies, reporters, interns, etc.), they do not do a good job as a "gate keeper" in creating, controlling and censoring information lacking gender sensitivity. The development of the process of producing news articles with gender mainstreaming, managing the frequency of media articles about gender, building specialized pages, columns, or implementing the Gender Indicators in the media has not been really appreciated and actively implemented by electronic newspapers.
The identified causes are both objective and subjective. Accordingly, legal regulations have not been realized and journalists still lack gender sensitivity. Besides, there view attraction according to the public's taste which does not have much ability to react to false gender messages. In addition, the root cause is also due to historical and cultural issues and especially the professional capacity as well as gender responsibility of journalists in producing gender-equal media.
Approaching research from communication theories such as Framing Theory, Agenda Setting Theory and Gate Keeper Theory shows that: Journalists are the important "gate keepers" in controlling information content with gender sensitivity. Therefore, journalists’ gender awareness and gender responsibility will determine whether or not the press products contain gender sensitivity, as shown by the "framing" of journalists’ gender concepts and characteristics. The media public, though not directly the creator of the "agenda", has a very important role to play in participating in that agenda. Therefore, promoting communication to raise gender awareness for the community is also indirectly involving them in the process of contributing and criticizing articles lacking gender sensitivity.
On the basis of research results by qualitative and quantitative research methods combined with the advanced search data scanning tool Social Listening Plus, the thesis has shown groups of managing gender-sensitive information content on the survey with 3 main groups: 1) Solutions for policy improvement; 2) Solutions for building and completing the content management process of the press agency; 3) Solutions on training to improve gender capacity for reporters/journalists. At the same time, the thesis also makes a number of proposals and recommendations for the Party and State; for state management agencies in charge of press and communication; for press agencies; for reporters, journalists and for the media public.
12. Practical applicability, if any:
1) Used as reference and learning materials for lecturers and students of Multimedia major, Vietnam Women's Academy, Module of Gender in Media.
2) Used as a reference for press agencies and journalists
3) Used as a reference for students of journalism, communication and public interest.
13. Further research directions, if any:
1) Publishing monographs (Editing and compiling from the thesis and adding 01 book chapter: Some working skills for journalists on gender topics).
2) Deepening the existing quantitative data to write international publications.
14. Thesis-related publications:
1) Gender stereotypes in building images of men and women from framing theory, Proceedings of the National Scientific Conference, Vietnam Women's Academy, November 2022.
2) Promoting the role of the press and media in promoting gender equality in Vietnam, Journal of Propaganda (electronic version), December 2022.
3) Safety for women and children in cyberspace, Journal of State Management, 2023.
4) Gender sensitivity in the form of news articles in electronic newspapers, Journal of Science, Vietnam Women's Academy.