Thông tin luận văn "Du lịch cộng đồng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Mai Châu, Hoà Bình)" của HVCH Nguyễn Thị Hường, chuyên ngành Dân tộc học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hường
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/9/1985
4. Nơi sinh: Minh Hải, Văn Lâm, Hưng Yên
5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày: 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Du lịch cộng đồng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Mai Châu, Hoà Bình)
8. Chuyên ngành: Dân tộc học; Mã số: 60 22 70
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Chính, Bộ môn Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Du lịch cộng với tư cách một hình thức cung cấp dịch vụ thương mại của người dân địa phương là một trong những loại hình du lịch mới xuất hiện trong những năm gần đây ở Việt Nam và đang có nhiều tiềm năng phát triển. Cho tới nay cũng đã có một vài nghiên cứu xác định khái niệm và sơ bộ đánh giá về hình thức du lịch này nhưng chưa có những nghiên cứu sâu ở cộng đồng và do đó còn thiếu tài liệu thực địa để hiểu rõ hơn các hoạt động du lịch và tác động kinh tế - xã hội - môi trường của nó. Nghiên cứu này được tiến hành bằng phương pháp điền dã dân tộc học để thu thập thông tin trên cơ sở đánh giá so sánh hoạt động du lịch cộng đồng tại hai địa bàn phát triển loại hình du lịch cộng đồng được coi là điển hình, đó chính là bản Sả Séng, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Mai Châu, Hoà Bình. Chính vì vậy, luận văn đã mang lại những đóng góp đáng kể về nhận thức về du lịch cộng đồng. Luận văn được tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp điền dã dân tộc học, triển khai theo hướng tiếp cận vấn đề từ việc so sánh mô hình dựa trên việc thu thập và phân tích các nguồn thông tin có hệ thống và mang tính tổng hợp cao. Những đặc điểm tương đồng và khác biệt trong hoạt động du lịch ở hai bản được phân tích, so sánh để tìm ra mô hình phát triển du lịch cộng đồng bền vững và đề xuất những ngụ ý cho các hoạt động thực tiễn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Trên cơ sở phân tích, so sánh mô hình trên cơ sở nguồn thông tin, số liệu thu được từ thực địa nghiên cứu, tác giả đã chứng minh và chỉ ra mô hình du lịch phát triển cộng đồng bền vững ở bản Lác, Mai Châu, Hoà Bình. Đồng thời đưa ra những đề xuất nhằm phát triển du lịch bền vững, đó là những giá trị thực tiễn quý báu mà luận văn này mang lại.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: NGUYEN THI HUONG 2. Sex: Female
3. Date of birth: 25/9/1985 4. Place of birth: Hung Yen
5. Admission decision number: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH, Dated 02/11/2007 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Community Based-Tourism in the Northern Uplands Area, Vietnam (The case study of villages of Sa Seng (Sapa, Lao Cai) and Lac (Mai Chau, Hoa Binh)
8. Major: Ethnology 9. Code: 602270
10. Supervisors: Associate Professor, Dr. Nguyen Van Chinh, Department of Anthropology, College of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University-Hanoi
11. Summary of the major findings:
Community-based tourism, a form of tourist service directly provided by the local people could be seen as a new form of tourism that appeared recently in Vietnam. There have been several studies trying to conceptualize the definition and features of this type of tourism, and offering initial assessments and suggestions for sustainable tourism development. There are however some gaps of our understanding on this new type of tourism that need to be filled up, particularly its impacts on economy, environment, and local society. This study is an attempt to look at the community-based tourism from the view of cultural anthropology. The selected research sites for fieldwork are the villages of Sa Seng of the Red Yao in Lao Cai and Ban Lac of the White Thai in Hoa Binh. These two places have been developing the community-based tourism and could be representing two different models of tourism service and management and may have different impacts on the local community. The study starts with the identification of tourism resources in the northern uplands of Vietnam with emphasis on two major forms of resources including natural ecology/environment and ethnic cultural diversity. We consider these the main attractions of community-based tourism in the northern uplands of Vietnam. From a comparative perspective, we have analyzed the tourism activities, management and levels of participation by local people in tourism process and various aspects of impacts on community, economically and culturally.
12. Practical applicability:
The case of community-based tourism in the two villages under study suggests that local people are facing a dilemma between protection of their own cultural identity and sustainable development. Community-based tourism can only sustain if the protection of local culture and natural environment are combined as they are the most important resources of tourism.