Thông tin luận văn "Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế" của HVCH Phan Văn Tiến, chuyên ngành Khảo cổ học.
1. Họ và tên học viên: Phan Văn Tiến
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 07/06/1985
4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc
5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế
8. Chuyên ngành: Khảo cổ học; Mã số: 60 22 60
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đức Anh Sơn, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Luận văn đã tập hợp và hệ thống hoá nguồn vật liệu gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế trên các phương diện: loại hình, đặc điểm phân bố, hình thức và kĩ thuật thể hiện, các hệ đề tài trang trí.
- Luận văn đã làm nổi bật vị trí và chứng minh vai trò của gốm sứ trong việc tham gia xây dựng và trang trí các công trình kiến trúc trong hệ thống lăng tẩm các vua triều Nguyễn nói riêng và quần thể di tích cố đô Huế nói chung.
- Những nghiên cứu và kiến giải về gốm sứ và vai trò của nó trong việc xây dựng và trang trí kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn là nguồn tư liệu tham khảo đáng tin cậy, phục vụ cho công tác bảo tồn và phục hồi các đồ án trang trí bằng gốm sứ trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn nói riêng và quần thể di tích cố đô Huế nói chung.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn có khả năng ứng dụng thực tiễn cao. Thông tin trong luận văn là những tư liệu chân thực, khách quan, hết sức quý giá và hữu ích phục vụ cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phục hồi các di tích hiện tồn trên các công trình kiến trúc lăng tẩm nói riêng và quần thể di tích cố đô Huế nói chung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Gốm sứ là nguồn vật liệu quan trọng góp phần tạo dựng nên các công trình kiến trúc ở các lăng tẩm nói riêng và quần thể di tích cố đô Huế nói chung. Do đó, trong thời gian tiếp theo, chúng tôi đầu tư mở rộng nghiên cứu nguồn vật liệu này trên toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về đặc điểm phân bố, loại hình, hình thức và kĩ thuật thể hiện, hệ đề tài, nguồn gốc, niên đại và xuất xứ cũng như vị trí và và vai trò của nguồn gốm sứ.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
- Tượng và phù điêu đất nung tráng men trên các công trình kiến trúc lăng tẩm của các vua Nguyễn ở Huế, Hội nghị Thông báo khảo cổ học lần thứ 46, tháng 9 năm 2011, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Phan Van Tien
2. Sex: Male
3. Date of birth: 07/06/1985
4. Place of birth: Vinh Phuc
5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH.
Dated: 24/10/2008, from Head master of University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Ceramics Using for Decoration inside Kings’ Tombs of Nguyen Dynasty in Hue City
8. Major: Archaeology Code: 60 22 60
9. Supervisors: Dr. Tran Duc Anh Son, Da Nang Institute for Socio-Economic Development
10. Summary of the findings of the thesis:
- Thesis has systematized sources of ceramics using for decoration at the buildings inside the Kings’ Tombs of Nguyen Dynasty in Hue City in all its aspects: types, locations, technique of applying, subjects of decorations, etc…
- Thesis has highlighted role of ceramics using for decoration at the buildings inside the Kings’ Tombs of Nguyen Dynasty in Hue City and in the complex of ancient monuments in Hue in genaral.
11. Practical applicability, if any:
- This research is really useful for presevation, conservation and restoration the decorations making by ceramics inside the Kings’ Tombs of Nguyen Dynasty in Hue City and in the complex of ancient monuments in Hue in genaral.
12. Further research directions, if any:
From the success of this thesis, student can continue study this research according to direction: study all sources of ceramics applied all the buildings in the complex of ancient monuments in Hue. This subject is suitable for a doctoral thesis.
13. Thesis-related publications:
- Statues and reliefs making by glazed pottery applied at the buildings inside Kings’ Tombs of Nguyen Dynasty in Hue City. The 46th workshop on Archaeology (Vietnam Academy of Socical Sciences), Hanoi, September 2011.