TTLV: Hành vi giao tiếp với người tham gia giao thông của CSGT

Chủ nhật - 18/11/2012 23:34
Thông tin luận văn: “Hành vi giao tiếp với người tham gia giao thông của Cảnh sát giao thông đội Cảnh sát giao thông số 2 trên địa bàn Thành phố Hà Nội” của HVCH Mai Thị Hương, chuyên ngành Tâm lí học.
Thông tin luận văn: “Hành vi giao tiếp với người tham gia giao thông của Cảnh sát giao thông đội Cảnh sát giao thông số 2 trên địa bàn Thành phố Hà Nội” của HVCH Mai Thị Hương, chuyên ngành Tâm lí học. 1. Họ và tên học viên: Mai Thị Hương 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 26/10/1984 4. Nơi sinh: Nga Sơn – Thanh Hoá 5. Quyết định công nhận học viên số:1355/QĐ/XHNV-KH&SĐH ngày: 24/10/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Hành vi giao tiếp với người tham gia giao thông của Cảnh sát giao thông đội Cảnh sát giao thông số 2 trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 8. Chuyên ngành: Tâm lí học; Mã số: 60 31 80 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS.Phạm Thành Nghị - Viện Tâm lí 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Cảnh sát giao thông là lực lượng thường xuyên tiếp xúc với quần chúng nhân dân, với các mặt trái của xã hội. Chính vì thế, hành vi giao tiếp, ứng xử của lực lượng trong khi làm nhiệm vụ có tác động rất lớn đối với kết quả xây dựng hình ảnh người Công an nhân dân “Vì nhân dân phục vụ”. Để có được Hành vi giao tiếp tốt với người dân tham gia giao thông, người cảnh sát giao thông phải có nhận thức đầy đủ về những quy định, lễ tiết, tác phong chuẩn mực của người Cảnh sát nhân dân. Và đặc biệt là phải rèn luyện những kĩ năng giao tiếp cơ bản để có cách vận dụng chúng ở mức độ tốt nhất khi giao tiếp với người tham gia giao thông Luận văn đã góp phần làm rõ sự thống nhất giữa nhận thức bên trong và hành vi biểu hiện ra bên ngoài thông qua mức độ vận dụng các kĩ năng giao tiếp của Cảnh sát giao thông đội Cảnh sát giao thông số 2 trong quá trình giao tiếp với người tham gia giao thông. Luận văn đánh giá thực trạng hành vi giao tiếp của Cảnh sát giao thông với người tham gia giao thông trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhìn chung là khá tốt. Luận văn chỉ rõ những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi giao tiếp của Cảnh sát giao thông trong quá trình giao tiếp với người tham gia giao thông, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp cho Cảnh sát giao thông để hành vi giao tiếp của họ đạt kết quả tốt hơn. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Giúp cho Tổng cục xây dựng lực lượng – Bộ Công an, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, đội Cảnh sát giao thông số 2 trên địa bàn Hà Nội những cơ sở và luận cứ để chỉ đạo rèn luyện nâng cao kĩ năng giao tiếp cho cán bộ chiến sĩ Cảnh sát nhân dân để có những hành vi giao tiếp tốt góp phần tô đẹp hình ảnh của người chiến sĩ cảnh sát nhân dân ngày nay. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, học tập, giảng dạy. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Với phương pháp luận nghiên cứu và cách tiếp cận của luận văn trên địa bàn thuộc nhiệm vụ của cán bộ chiến sĩ đội Cảnh sát giao thông số 2, có thể áp dụng triển khai nghiên cứu vấn đề hành vi giao tiếp với người tham gia giao thông trên toàn Thành phố Hà Nội.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : MAI THI HUONG 2. Sex: Female 3. Date of birth: October 26th 1984 4. Place of birth: NGA SON - THANH HOA 5. Admission decision number: 1355/QĐ/XHNV-KH&SĐH, Dated: October 24th 2008 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: The behaviors in communication of policemen in Transportation Police Group 2 with commuters in the entire Hanoi. 8. Major: Psychology 9. Code: 60.31.80 10. Supervisors: Prof.Dr PHAM THANH NGHI – Institue of Pchychology 11. Summary of the findings of the thesis: Traffic policemen are in regular contact with people and negative sides of the society. Therefore, their behavior and comportment during officiating have a huge effect on setting up the image of People's Policemen who are "serving people". To well behave with people involved in daily traffics, traffic policemen must be fully conscious of the rules, morality, and standards applied for the People's Policemen. And especially to train the basic skills to use them at the best level when communicating with people in traffic. The thesis points out the coherence between personal perception and action using the analysis of the ability to apply communication skills of policemen in Transportation Police Group No. 2 in their communication with transportation participants. The research acknowledges that the partial communication of transportation police with road participants in their duties is quite good. Further, it finds out the impact factors that influence communication action of the transportation policemen in their interaction with road participants as well as provides solutions to enhance their communication skills in order to improve the quality of communication activities. 12. Practical Application: To provide the General Department of Construction, The Ministry of Public Security, the Hanoi Transportation Police Department, and the Transportation Police Group No. 2 knowledge and justifications to direct the improvement of communication skills for the people's police officers and staff that they can have good communication behaviors contributing to the improvement of the contemporary people's policemen. This thesis also can be used as document for references, teaching, and studying 13. Future research direction: In applying the same research methodology, further study to research communication behaviors of transportation police with road participants in the entire Hanoi can be conducted. 14. Thesis-related publications: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây