TTLV: Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỉ XXI

Chủ nhật - 18/11/2012 23:39
Thông tin luận văn "Quan hệ Nhật Bản – Châu Phi trong thập niên đầu thế kỉ XXI" của HVCH Phạm Thị Kim Huế, chuyên ngành Quan hệ quốc tế.
Thông tin luận văn "Quan hệ Nhật Bản – Châu Phi trong thập niên đầu thế kỉ XXI" của HVCH Phạm Thị Kim Huế, chuyên ngành Quan hệ quốc tế. 1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Kim Huế 2.Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 27/03/1975 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/2009/QĐ-XHNV-KH-SĐH Ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Châu Phi trong thập niên đầu thế kỉ XXI 8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế ; Mã số: 60 31 40 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thanh Hiền, Tổng biên tập Tạp chí NC Châu Phi và Trung Đông, Viện NC Châu Phi và Trung Đông 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá ngày càng gia tăng, xu hướng liên kết, hợp tác giữa các khu vực, các quốc gia trở thành tất yếu. Mặc dù cách trở về địa lí, song Nhật Bản và châu Phi là hai đối tác nằm trong quy luật phát triển chung của thời đại. Quan hệ Nhật Bản – châu Phi là một trong những cặp quan hệ quốc tế quan trọng bởi mức độ ảnh hưởng và tác động của nó đối với cục diện quan hệ quốc tế tại khu vực châu Phi. Đặc biệt , thập niên đầu của thế kỉ XXI đánh dấu những bước phát triển lớn trong quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản và chứng kiến những khởi sắc quan trọng trong quan hệ phát triển hợp tác của Việt Nam với châu Phi. Để những quan hệ này tiếp tục phát triển bền vững và sâu sắc trong tương lai, đề tài luận văn “Quan hệ Nhật Bản – châu Phi trong thập niên đầu thế kỉ XXI” đã góp phần tìm hiểu và đánh giá quan hệ giữa hai đối tác là Nhật Bản và châu Phi. Nội dung đề tài luận văn bao gồm ba chương chính. Chương 1 tổng quan về Nhật Bản và châu Phi cũng như khái lược lịch sử hình thành và phát triển quan hệ Nhật Bản – châu Phi được bắt đầu từ thế kỉ XVI cho đến sau Đại Chiến Thế giới lần thứ II. Quan hệ Nhật Bản – châu Phi trong giai đoạn này được xây dựng trên nền tảng “quan hệ ngoại giao tài nguyên” và đặt nền móng cho giai đoạn phát triển quan hệ sau này. Chương 2 tập trung nghiên cứu tìm hiểu quan hệ Nhật Bản – châu Phi trong thập niên đầu của thế kỉ XXI. Quan hệ Nhật Bản – châu Phi bước sang thiên niên kỉ mới đã được nâng lên một tầm cao mới, đã đạt được những kết quả nhất định trong các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, kinh tế. Thập niên đầu thế kỉ XXI là thời điểm để Nhật Bản củng cố và phát triển tốt đẹp quan hệ chính trị ngoại giao với các nước châu Phi để ngoại giao là cánh cửa mở ra quan hệ kinh tế giữa hai bên. Trong quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với châu Phi thì viện trợ là lĩnh vực nổi bật bởi vì Nhật Bàn và châu Phi vẫn chưa phải đối tác thương mại và dòng FDI của Nhật Bản vào châu Phi còn hạn chế. Chương 3 đi sâu vào phân tích và đánh giá vị thế, vai trò và ảnh hưởng của Nhật Bản tại châu Phi và đưa ra những gợi ý cho Việt Nam. Có thể nhận thấy rằng Nhật Bản là nhân tố tích cực ủng hộ châu Phi trên các diễn đàn quốc tế, có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xoá đói giảm nghèo và ủng hộ tích cực các nước châu Phi đạt MDGs cũng như có trọng trách trước việc biến đổi khí hậu đối với châu Phi. Từ đó dự đoán rằng trong 10 năm tiếp theo Nhật Bản chắc chắn vẫn sẽ duy trì những kênh hoạt động như thời gian vừa qua. Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Nhật bản và châu Phi sẽ vẫn phát triển tốt đẹp. Nhật Bản vẫn là đối tác ủng hộ châu Phi tích cực trên các diễn đàn, hội nghị quốc tế. Quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và châu Phi sẽ đạt được một số tiến bộ. Nhật Bản sẽ tiếp tục là một trong những nhà tài trợ lớn cho châu Phi. Đến năm 2020, quan hệ hợp tác Nam – Nam và mô hình hợp tác ba bên (châu Phi - Nhật Bản - Việt Nam) sẽ thiết thực và hiệu quả hơn trong các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, lao động, chuyên gia, y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có) Đề tài luận văn có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn như sau: - Cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và triển khai thực hiện các văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI, các chương trình hành động của chính phủ đối với khu vực Châu Phi - Nêu ra những mặt nổi bật và xác định những lĩnh vực hợp tác thiết thực và hiệu quả nhất, có thế mạnh nhất trong các quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản với châu Phi để từ đó phát huy và nhân rộng mô hình hợp tác 2+1 (Nhật Bản – châu Phi + Việt Nam) trong công tác đào tạo chuyên gia và cử chuyên gia Việt Nam sang công tác tại châu Phi theo các chương trình hợp tác tài trờ của Nhật Bản cho châu Phi về các lĩnh vực, đặc biệt nhất là y tế, giáo dục, phát triển nông nghiệp và nông thôn. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng và triển vọng quan hệ hợp tác ba bên Nhật Bản – châu Phi - Việt Nam 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: A. Các bài tạp chí đã đăng trên Tạp chí NC Châu Phi và Trung Đông 1. Quan hệ ngoại giao Nhật – Phi qua các thời kì lịch sử, Tạp chí NC Châu Phi và Trung Đông, Số 12 (16), 12/2006, tr.25-31 2. Đôi nét về quan hệ kinh tế Nhật Bản –Châu Phi, Tạp chí NC Châu Phi và Trung Đông, Số 6 (22), 6/2007, tr.26-35 3. Quan hệ chính trị -ngoại giao giữa Nhật Bản và châu Phi trong những năm đầu thế kỉ XXI, Tạp chí NC Châu Phi và Trung Đông, Số 3(31), 3/2008, tr.27-32 4. Quan hệ kinh tế Nhật –Phi trong thập niên đầu thế kỉ XXI, Tạp chí NC Châu Phi và Trung Đông, Số 6(34), 6/2008, tr.39-48 5.. TICAD IV: Chương trình hành động Yokohama, Tạp chí NC Châu Phi và Trung Đông, Số 7(35), 7/2008, tr.46-58 6. Vị thế, vai trò và ảnh hưởng của Nhật Bản tại châu Phi, Tạp chí NC Châu Phi và Trung Đông, Số 9 (73), 9/2011, tr.26-37 B. Các công trình đã xuất bản trong các cuốn sách Nguyễn Thanh Hiền (chủ biên), Hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu của Châu Phi, Nxb KHXH, 2008 Nguyễn Thanh Hiền (chủ biên), Một số vấn đề kinh tế và chính trị nổi bật của Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh và triển vọng, Nxb KHXH, 2011

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Pham Thi Kim Hue 2. Sex: Female 3. Date of birth: March 27th 1975 4. Place of birth: Hanoi 5. Admission decision number: 1528/QD-XHNV-KH-SDH Dated October 14th 2009 of Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University 6. Changes in academic process: (List the forms of change and corresponding times) 7. Official thesis title: Japan – Africa Relations in The First Decade of 21st Century 8. Major: International Relations 9. Code: 60 31 40 10. Supervisors: Prof. Dr. Nguyen Thanh Hien, Editor in Chief, Journal of Africa and Middle East Studies, Institute for Africa and Middle East Studies (IAMES) (Full name, academic title and degree) 11. Summary of the findings of the thesis: (Summarize them with stress on the new findings, if any) In the context of increasing international integration and globalization, the trends of alliance and cooperation among regions, nations become common. In spite of long distance, Japan and Africa are their partners which lie in the era’s common law of development. Japan –Africa relations are one of the most important international relations because of their influences and affects on the face of international relations in Africa. Particularly, the first decade of 21st century has marked the great steps of development in the relations between Vietnam and Japan and witnessed the significant emergings in the cooperative relations between Vietnam and Africa. In order to make these further developed sustainably and deeply in the future, the thesis titled “Japan – Africa Relations in The First Decade of 21st Century” contributed to studying and evaluating the relations between Japan and Africa. The content of thesis consists of three main chapters as follows: Chapter 1 generalized Japan and Africa as well as overviewed the history of establishment and development of Japan – Africa relations orginated from the 16th century to the post Second World War. Japan-Africa relations in the period were built upon the foundation “diplomatic relations for natural resources” and laid the first bricks for development of their relations in the next period. Chapter 2 focused on studying Japan – Africa relations in the first decade of 21st century. Japan – Africa relations in the new millenium have been improved and gained some significant achievement in variety of areas like diplomacy – politics, economy. The first decade of 21st century is just the time when Japan has strengthened and developed the diplomatic and political relations with African countries to make it as a key to open door of bilater economic relations. In the economic relations between Japan and Africa, Japanese ODA for Africa is the most remarkable area because Japan and Africa haven’t yet became their trade partners and Japanese FDI into African is still limited. Chapter 3 deeply analyzed and evaluated position, role and influence of Japan in Africa and suggested some recommendations for Vietnam. It’s possible to say that Japan was the active factor to support Africa in the international forums, played the role of promoting economic growth and poverty reduction, actively supported and assisted African countries to gain MDGs as well as was responsible for climate change in Africa. Resulting these, it’s enable to predict that in the next ten years Japan will surely maintain its activities as same as it did in the past. The diplomatic – political relations between Japan and Africa will be better developed in which Japan will still be supportive partner for Africa in the international forums and summit conferences. The economic relations between Japan and Africa will achieve some progresses. Japan will continues to become one of the biggest donors for Africa. By the year of 2020, south – south cooperative relations and trilateral cooperative relations (Africa – Japan – Vietnam) will be more practical and efficient in the areas of diplomacy, politics, economy, trade, investment, agriculture, labor, expert exchange, medical care, education, science and technology. 12. Practical applicability, if any: The thesis has scientific significance and pratical value as follows: - Provide the scientific arguments for forming and implementing the documents of 11th Party’s National Congress, the governmental action plans for Africa. - Point out the remarks and idetify the most practical and efficient cooperative areas which has the most advantages in the cooperative relations between Japan and Africa to bring into play and enlarge the cooperative model of “2+1” (Japan – Africa plus Vietnam) in training and sending Vietnamese experts to work in Africa according to the cooperative programmes supported by Japan for Africa in every area, particularly medical care, education, agricultural and rural development. 13. Further research directions, if any: - Continue to study and evaluate the reality and prospect of trilateral cooperative relations: Japan – Africa – Vietnam 14. Thesis-related publications: (List them in chronological order) A. Some articles related to the thesis published in the Journal of Africa and Middle East Studies: Diplomatic Relations between Japan and Africa through Historical Periods, Journal of Africa and Middle East Studies, No 12 (16), December 2006, p.25-31 Some Aspects of Japan – Africa’s Economic Relations, Journal of Africa and Middle East Studies, No6 (22), June 2007, p.26-35. Political and Diplomatic Relations between Japan and Africa at the Beginning of the 21st Century, Journal of Africa and Middle East Studies, No 3(31), March 2008, p.27-32. Japan – Africa Economic Relations in the First Decade of the 21st century, Journal of Africa and Middle East Studies, No 6 (34), June 2008, p.39-48. TICAD IV: Yokohama Action Programme, Journal of Africa and Middle East Studies, No 7 (35), July 2008, p. 46-58. Position, Role and Influence of Japan in Africa, Journal of Africa and Middle East Studies, No 9 (73), September 2011, p. 26-37. B. Some reports related to the thesis published in the books: 1. Nguyen Thanh Hien (ed.), 2008, International Cooperations for Solutions of African Global Problems, Publishing House of Social Sciences, Hanoi. 2. Nguyen Thanh Hien (ed), 2011, Some Political and Economic Outstandings of Africa Since The Cold War and Prospect, Publishing House of Social Sciences, Hanoi.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây