Thông tin luận văn "Bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên trường Đại học Hải Phòng" của HVCH Đào Thị Mai, chuyên ngành Tâm lí học.
1. Họ và tên học viên: Đào Thị Mai
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03/06/1985
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận học viên số:1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên trường Đại học Hải Phòng.
8. Chuyên ngành: Tâm lí học xã hội; Mã số: 603180
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Quang Uẩn, Đại học Sư Phạm Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu chúng tôi rút ra định nghĩa về bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên là trạng thái tâm lí xã hôi của tâp thể sinh viên phản ánh mức độ phát triển các mối quan hệ liên nhân cách, tâm trạng, xu hướng, quan điểm, thể hiện sự thoả mãn và thái độ của các thành viên đối với các quan hệ trong tập thể. Sự phản ánh ấy diễn ra thông qua những điều kiện bên trong những mối quan hệ qua lại trong tập thể, theo khuôn khổ quy định và có sự định hướng của nhà trường.
- Bầu không khí tâm lí trong tập thể sinh viên khoa tâm lí giáo dục học, trường Đại học Hải Phòng là thuận lợi.
- Kết luận cho phép chúng tôi khẳng định giả thuyết ban đầu là đúng.
- Nguyên nhân chính của thực trạng bầu không khí tâm lí thuận lợi trong tập thể sinh viên được chia ra ở 3 mối quan hệ liên nhân cách: Cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm và cán bộ lớp với tập thể.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lí của các tập thể. Trong đó các yếu tố ảnh hưởng nhất là lịch học căng thẳng nội bộ lớp mất đoàn kết, chia rẽ nhau;
- Cán bộ lớp có vai trò quan trọng trong quản lí và xây dựng tập thể, là đầu tàu trong mọi hoạt động và trong việc xây dựng tập thể đoàn kết thống nhất.
Từ những kết luận trên chúng tôi thấy rằng muốn xây dựng nhân cách người sinh viên phát triển một cách toàn diện phải xây dựng những tập thể sinh viên có bầu không khí tâm lí lành mạnh, thuận lợi. Bầu không khí tâm lí được tạo nên bởi các mối quan hệ người - người trong tập thể, ở việc tổ chức lao động và kết quả công việc.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
- Đề xuất cho lãnh đạo nhà trường triển khai và áp dụng các quy định, nội quy nhà trường một cách thiết thực và hiệu quả.
- Tạo điều kiện để sinh viên gắn bó với nhau qua các buổi sinh hoạt lớp, khoa, văn nghệ trường, thực tập, thực tế.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Dao Thi Mai
2. Sex: Female
3. Date of birth: June 3rd, 1985
4. Place of birth: Hai Phong
5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH dated October 24th, 2008 issued by the Director of University of Social Sciences and Humanities- National University of Hanoi.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Study on collective psychological atmosphere of students of Hai Phong University
8. Major: Psychology. Code: 60 31 80
9. Supervisors: Professor and Doctor Nguyen Quang Uan, Pedagogical University of Hanoi.
10. Summary of the findings of the thesis:
- Collective psychological atmosphere of students is social psychological status of collective students reflecting development level of interpersonal relationships, mood, trend, point of view, reflecting satisfaction and attitude of members towards relationships in collective. That reflection is shown through inner conditions of relationships in collective, in line with the regulations and orientation of the university.
- The psychological community atmosphere in the Twenty-four Noodle Soup Joint Stock Company can be described as favourable.
- The conclusion enables us to prove that the earlier supposition is true.
- Main reasons of favourable psychological atmosphere in student collective are categorized in 3 interpersonal relationships: individual versus individual, individual versus group and class leaders versus collective.
- There are many factors affecting psychological atmosphere of collectives. The most affective factors are tense learning schedule, weak unity.
- Class leaders have important role in collective management and construction. They are motive force in all of activities and united collective construction.
From the above conclusion, we find out that in order to help students develop their personalities comprehensively, we need to construct collectives with healthy and favourable psychological atmosphere. Psychological atmosphere is formed by interpersonal relationships in collective, labour organization and working result.
11. Practical applicability, if any:
- Proposals for the school leadership development and application of regulations, rules the school apractical and effective.
- Creating conditions for students bound together by the session layer activities, science, art school, practice, practice.
12. Further research directions, if any: None
13. Thesis-related publications: None