Thông tin luận văn "Nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng" của HVCH Lê Thu Trang, chuyên ngành Tâm lí học.
1. Họ và tên học viên: Lê Thu Trang
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 14/9/1985
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.
7. Tên đề tài luận văn: Nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng.
8. Chuyên ngành: Tâm lí học
9. Mã số: 60 31 80.
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Thị Minh Đức, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đa số trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đều cho rằng tham vấn tâm lí rất cần thiết cho học sinh trường giáo dưỡng, chiếm 80,1%. Các em nhận thức rất rõ về những khó khăn tâm lí và hiểu được vai trò, lợi ích của tham vấn tâm lí trong việc trợ giúp học sinh trường giáo dưỡng giải quyết những khó khăn gặp phải.
Những khó khăn các em thường gặp phải: những lo lắng về gia đình, các quan hệ ứng xử trong trường, vấn đề ăn uống sinh hoạt, các kiến thức sức khoẻ tình dục, định hướng nghề nghiệp trong tương lai và sự chấp nhận của cộng đồng khi các em trở về. Đặc biệt, những học sinh mới vào trường và những em sắp ra trường có nhu cầu trợ giúp cao để giải quyết những khó khăn này.
Hình thức tham vấn các em lựa chọn nhiều nhất là tư vấn cá nhân (70,9%), hình thức này tạo ra không gian riêng tư giúp các em cảm thấy tin tưởng và yên tâm để giãi bày vấn đề của mình.
Nhìn chung, trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đều cảm thấy hài lòng sau khi được tham vấn. Các em có sự nhìn nhận vấn đề, tìm thấy tiềm năng của bản thân và có hướng giải quyết vấn đề một cách tích cực.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đã cung cấp cơ sở khoa học cho những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng số 2 nói riêng và tất cả các trường giáo dưỡng khác nói chung.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Le Thu Trang
2. Sex: Female
3. Date of birth: 14/9/1985
4. Place of birth: Nghe An
5. Admission decision number: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH issued by Head Master of the University of Social & Humanity, Hanoi National University. Dated: 02/11/2007
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Psychology corresponding desire of juvenile crime to be in the Teaching and Bringing up School
8. Major: Psychology 9. Code: 60 31 80
10. Supervisors: Professor and Doctor Tran Thi Minh Duc, University of Social & Humanity, Hanoi National University.
11. Summary of the findings of the thesis:
Most of juvenile to be in the Teaching and Bringing up School said that psychology corresponding is their desire, with about 80.1% voted. They recognized the difficulties in psychology and understood the role and interest of psychology corresponding to solve the problem.
The difficulties are: family concern, friend relation in the school, nutrition with food and drink, sexual health, career orientation, the recognition of community for their return. Especially, the corresponding desire is high attention of new comer and ending pupil.
Their first option is private corresponding (70.9%). This form help create a private space for them to get the believable to express the problem.
Generally, the juvenile crime is gotten the pleasure after the corresponding. They can look at the problem, recognize their potential, solve the problem positively.
12. Practical applicability, if any:
The research on psychology corresponding desire of juvenile crime to be in the Teaching and Bringing up School is a science basis to raise the petition to improve and response to the desire in the Teaching and Bringing up School No. 2 privately and other school collectively.
13. Further research directions, if any: None
14. Thesis-related publications: None