Thông tin luận văn "Hành động đi xem bói của người dân nội thành Hải Phòng hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp 1 địa điểm xem bói ở Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng)" của HVCH Phạm Hương Giang, chuyên ngành Xã hội học.
1. Họ và tên học viên: Phạm Hương Giang
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 04/09/1981
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận văn: Hành động đi xem bói của người dân nội thành Hải Phòng hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp 1 địa điểm xem bói ở Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng)
8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60.31.30
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Thu Hương, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài nghiên cứu về hành động xem bói của người dân nội thành Hải Phòng. Kết quả cho thấy, ở Hải Phòng hiện nay, những người hành nghề bói toán đông đảo về số lượng, đa dạng về các hình thức bói toán, xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau. Ở nông thôn, phần lớn họ xuất thân là nông dân. Về giới tính của người hành nghề không có sự khác biệt lớn giữa nam và nữ. Trong số đó có một số người hành nghề là những người tàn tật hay trải qua những căn bệnh liên quan đến thần kinh. Đa số những người hành nghề theo hình thức bán chuyên nghiệp. Trong số những người đi xem, nữ nhiều hơn nam, làm nhiều nghề khác nhau. Họ đi xem bói không chỉ để xem ngày tốt mà có những mục đích khác nhau như: tư vấn về nhà cửa, đất cát, mồ mả, gia đình, con cái, công việc…Hoạt động này trong tương lai có xu hướng gia tăng cùng với sự gia tăng của hoạt động cúng lễ. Hành động bói toán một phần đã thoả mãn nhu cầu tâm linh của con người song bên cạnh đó tồn tại một số tác động tiêu cực đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Đề tài đề xuất một số khuyến nghị đối với các nhà quản lí tôn giáo trong việc nâng cao sự hiểu biết của người dân, tuyên truyền để người dân thấy rõ những ảnh hưởng tiêu cực của hành động này tới cuộc sống của họ, góp phần làm lành mạnh hoá môi trường sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng trong giai đoạn hiện nay.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong quyết định đi xem, mức độ niềm tin và động cơ đi xem bói. Hơn nữa, phân tích một số cách thức giao tiếp giữa người hành nghề và người đi xem trong quá trình xem bói. Những thông tin này sẽ là gợi ý hữu ích để xây dựng những chương trình tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu rõ hơn về hoạt động này nhằm hạn chế những hệ luỵ mà nó gây ra.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Phạm Hương Giang (viết chung với TS Hoàng Thu Hương), (2011), Hoạt động bói toán: tương tác xã hội giữa người hành nghề và người đi xem bói. Nghiên cứu trường hợp thành phố Hải Phòng, in trong cuốn “Những vấn đề xã hội học trong sự biến đổi xã hội”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội trang 459
Phạm Hương Giang (2011), Xem bói nhìn từ lí thuyết trao đổi, in trong kỉ yếu Hội thảo quốc tế 20 năm khoa xã hội học thành tựu và thách thức, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, trang 368
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Phạm Hương Giang 2. Sex: Female
3. Date of birth: 04/09/1981 4. Place of birth: Hải Phòng
5. Admission decision number: 1355/2008/QD-XHNV-KH Date: 24/10/2008
6. Changes in academic process: N A
7. Official thesis title: The act of fortune telling people to go to Hai Phong city today (Through a case study locations fortune telling in Le Chan district, Hai Phong city)
8. Major: Sociology 9. Code: 60.31.30
10. Supervisors:
Dr. Hoang Thu Huong, University of Social Sciences and Humanities in Ha Noi
11. Summary of the findings of the thesis:
Research subjects of fortune telling act of the people of Hai Phong city. The results show that, in Hai Phong today who practice divination on the number of large, diverse forms of divination, came from many different industries. In rural areas, most of them originally were farmers. The gender of the practitioners have no major differences between men and women. Among them there are some practitioners who are experiencing disability or illness related to nerves. Most people who practice in the form of semi-professional. Among those to watch, more women than men, as many different occupations. They go to see fortune not only to see good days, but there are different purposes such as housing counseling, soil, graves, families, children, work ... the future of this activity tends to increase with the increase of ritual activities. Action divination part has to satisfy the spiritual side of man there exists a number of negative effects on individuals, families and society. Topics suggested some recommendations for the management of religion in improving people's understanding, advocacy for the people to clearly see the negative effects of this action to their lives and contribute part to healthy living environment of religious beliefs in the current period.
12. Practical applicability, if any:
Research shows the differences between women and men in the decision to go see, the level of confidence and motivation to go to fortune. Furthermore, analysis of a number of ways of communication between practitioners and people go in the fortune telling. This information will be helpful hints for building advocacy programs and education for people to better understand this activity to minimize the consequences that it causes.
13. Further research directions, if any:
1. Pham Huong Giang (written with Dr. Hoang Thu Huong), (2011), divination activities: social interaction between practitioners and people go to see fortune. A case study of Hai Phong City, in the book "The problems in the sociology of social change", Publisher National University of Hanoi page 459
2. Pham Huong Giang (2011), Seen by looking from the theory of exchange, in the Proceedings International Conference 20 years of medical school achievement and social challenges, Publisher National University Hanoi, 368 pages