TTLV: Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thứ tư - 05/01/2011 10:04
Thông tin luận văn "Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp: Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công ty TNHH Brother Việt Nam)" của HVCH Đồng Thị Thương Hiền, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp: Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công ty TNHH Brother Việt Nam)" của HVCH Đồng Thị Thương Hiền, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Đồng Thị Thương Hiền 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 28/10/1982 4. Nơi sinh: Hải Dương. 5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không 7. Tên đề tài luận văn: "Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp: Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công ty TNHH Brother Việt Nam). 8. Chuyên ngành: Xã hội học. Mã số: 60.31.30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trương An Quốc, Giảng viên Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở việt nam đã và đang mang lại nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm về vấn đề quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Bên cạnh những mặt tích cực, quan hệ lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm. Ngày càng phát sinh nhiều vướng mắc giữa người sử dụng lao động là người nước ngoài và người lao động Việt Nam, dẫn đến tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công. Nguyên nhân của tình trạng trên là do những tranh chấp về quyền, hoặc tranh chấp về lợi ích, hoặc tranh chấp cả về quyền và lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động. Và quan hệ lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang trở thành một trong những vấn đề vừa nhạy cảm vừa rất có sức nóng của các địa phương. Các chủ thể chính thức của quan hệ lao động đang có nhiều nỗ lực trong việc tạo dựng và củng cố được một quá trình và hệ thống của quan hệ lao động mới để có thể xử lí được những quyền lợi có tình chất xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động một cách trật tự, quy củ, thông qua thương lượng tập thể và đối thoại xã hội ở các cấp khác nhau. Việc cải cách quan hệ lao động thông qua thương lượng đã, đang và sẽ được lưu ý hơn và xúc tiến mạnh mẽ hơn trong thời gian tới bởi các chủ thể trong quan hệ lao động đã ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống quan hệ lao động lành mạnh, hài hoà, ổn định, tiến bộ và đã bắt đầu hoặc đang có kế hoạch thực hiện những động thái tích cực nhằm cải thiện quan hệ lao động thông qua thương lượng. Đặt sự chú ý đúng mực hơn nữa đến vấn đề tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn mỗi tỉnh cũng là một động lực quan trọng nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, đem lại lợi ích cho cả hai bên cũng như tạo sự ổn định xã hội nói chung. Chọn nghiên cứu trường hợp tại một doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc (công ty TNHH Quốc tế DS) và một doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản (công ty TNHH công nghiệp Brother Việt nam) để nghiên cứu, luận văn đã phản ánh trung thực thực trạng việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội và các điều kiện làm việc khác của công nhân lao động trong hai doanh nghiệp nói trên, đồng thời cũng tìm hiểu rõ những mong muốn, nguyện vọng của các chủ thể trong quan hệ lao động từ phía chủ thể còn lại trong quan hệ lao động. Luận văn cũng mô tả thực trạng mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ lao động; các cách thức thương lượng/cơ chế thoả thuận giữa các bên trong quan hệ lao động để đạt tới sự hài hoà, ổn định trong quan hệ lao động. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số dự báo về xu hướng của quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. Từ thực trạng vấn đề thương lượng trong quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, luận văn đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động và tổ chức Công đoàn nhằm tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng quan hệ lao động ngày càng hài hoà, ổn định, tiến bộ.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Dong Thi Thuong Hien 2. Sex: Female 3. Date of birth: October 28th 2010 4. Place of birth: Hai Duong. 5. Admission decision number : 2551/2007/QD-XHNV-KH Dated on November 2th 2007 by the Headmaster of Hanoi National University of Humanity and Social Science. 6. Changes in academic process: no changes 7. Official thesis title: "Promoting collective bargaining in the industrial relations at foreign-invested enterprises" (Case studies: D&S International Ltd. Company and Brother Industries (Vietnam) Ltd. Company). 8. Major: Sociology Code: 60.31.30 9. Science supervisor: Dr. Truong An Quoc, Sociology Faculty - University of Humanity and Social Science. 10. Summary of the findings of the thesis: The strong growth of foreign-invested enterprises in Vietnam has brought many important contributions to socio-economic development for our country, created more jobs and income for workers, but also poses many labor relations issues that we need to concern. Besides the positive side, there are many problems that need to have satisfactory solutions through good labor relations in foreign investment capital enterprises. Many problems have arisen between the foreign employers and the Vietnamese workers, leading to labor disputes, collective work stoppage and strikes due to their rights and interests disputes. And labor relations in enterprises with foreign investment capital has become one of is becoming one of the most sensitive and hot issue in each local. The official subjects of labor relations have made great efforts in building and strengthening labor relations’ process system to be able to handle the new benefits through collective bargaining and social dialogue at different levels. The reform of labor relations through collective bargaining has been more awared and strongly promoted in the future by all subjects of labor relations because they already have a deeper sense about the importance of building a healthy, harmonious, stable, progressive labor relations system. They also have started or are planning to make positive moves to improve labor relations through collective bargaining. Giving proper attention to further enhance the bargaining issues in labor relations in foreign investment companies in each province is also an important driving force to develop production, improve labor productivity, benefiting both parties as well as social stability in general. The thesis is based on a case study research in a Korean invested enterprise (D&S International Ltd. Company) and a Japanese invested enterprise (Brother Industries (Vietnam) Ltd. Company). The thesis describes the real situation of employment, wages, social insurance and other working conditions of workers in the two enterprises mentioned above, and also ascertain their wishes and aspirations of the owners in labor relations. The thesis also describes the current status of relations between entities in labor relations; the negotiating mechanisms agreed between the parties in labor relations to achieve harmonious and stable labor relations. On that basis, the thesis offers some predictions about trends in labor relations in foreign investment enterprises in the near future. Starting from the current status of negotiations in labor relations in enterprises with foreign investment, the thesis provides some recommendations to the government, the employers, workers and trade union organizations regarding ways to strengthen the labor relations in enterprises with foreign investment to develop more harmonious, stable and progressive labor relations.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây