TTLV: Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Định hướng và những con đường tiếp cận

Thứ sáu - 31/12/2010 02:09
Thông tin luận văn "Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Phương Đông)" của HVCH Hoàng Thị Phương, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Phương Đông)" của HVCH Hoàng Thị Phương, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Hoàng Thị Phương 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 18/02/1985 4. Nơi sinh: Thanh Hoá 5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ - XHNV - KH&SĐH ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Phương Đông) 8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 603130 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Trịnh Văn Tùng, Phó chủ nhiệm khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu định hướng tìm việc làm và những con đường tiếp cận việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Kết quả cho thấy sinh viên lựa chọn ngành học chủ yếu là do nhận thấy đầu vào vừa với sức học của mình. Vì vậy thời điểm mà phần lớn sinh viên bắt đầu tìm việc về việc làm liên quan đến ngành học là sau khi đã vào trường. Mức độ hiểu biết về ngành học của sinh viên cũng đã có sự gia tăng khi so sánh giữa thời điểm trước và sau khi vào trường. Gia đình là đối tượng chủ yếu giúp sinh viên định hướng việc làm với mức độ tin cậy được sinh viên đánh giá cao. Về định hướng tìm việc làm, phần lớn sinh viên mong muốn được làm việc tại Hà Nội. Khu vực kinh tế được họ lựa chọn nhiều nhất là khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Sinh viên mong muốn được làm việc trong môi trường có thu nhập cao và việc làm ổn định. Sinh viên tiếp cận thông tin về việc làm chủ yếu qua internet, bạn bè, sách báo và tạp chí… Bên cạnh đó, họ tiếp cận về việc làm thông qua những con đường khác nhau. Về mặt bản thân, họ chủ yếu học thêm các chứng chỉ khác như ngoại ngữ, tin học… hay đi làm thêm để có kinh nghiệm. Gia đình sẽ là nơi cung cấp về tài chính và các mối quan hệ. Bạn bè giúp nhau chia sẻ kinh nghiệm cũng như cung cấp các thông tin về nghề. Các kênh thông tin đại chúng cung cấp các thông tin tuyển dụng và thông tin về nghề. Đối với đơn vị đào tạo là nhà trường cũng đã có nhiều hoạt động giúp sinh viên tiếp cận việc làm trong đó chủ yếu là do các thầy cô chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức hội chợ việc làm… Sinh viên cho rằng vai trò của nhà trường trong vấn đề này là rất quan trọng và cũng công nhận rằng những hoạt động này là tương đối hữu ích. Tuy vậy, mức độ tham gia của họ vào các hoạt động này là chưa nhiều. Trong số các con đường giúp sinh viên tiếp cận việc làm, sự nỗ lực của bản thân và gia đình rất được coi trọng. Các phương tiện truyền thông đại chúng giúp sinh viên tiếp cận nhiều các thông tin về việc làm nhưng không phải là con đường tiếp cận được họ đánh giá cao. Định hướng tìm việc làm cũng như những con đường mà sinh viên lựa chọn để tiếp cận việc làm chịu sự tác động của nhiều yếu tố như khu vực sinh sống của gia đình, thành phần gia đình, mức độ yêu thích đối với ngành học… 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Nghiên cứu giúp cho các đơn vị đào tạo, bản thân sinh viên cũng như các đối tượng liên quan có cái nhìn toàn diện về vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp hiện nay. Từ đó, sẽ có những phương cách phù hợp giúp sinh viên có được những định hướng việc làm tốt hơn, có cách thức tiếp cận nghề phù hợp, giảm tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Hoang Thi Phuong 2. Sex: Female 3. Date of birth: 18/02/1985 4. Place of birth: Thanh Hoa 5. Admission decision number: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH. Dated 02/11/2007 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Graduate students’jobs: Orientation and approaches (Researched at University of Social sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi and Phuong Dong university) 8. Major: Sociology 9. Code: 60.31.30 10. Supervisors: Dr. Trinh Van Tung, Deputy Director of Faculty of Sociology, Social Society and Human University, Vietnam National University, Hanoi. 11. Summary of the findings of the thesis: The research was focused on studying job-seeking orientation and students’ approaches to the jobs after graduating. The research showed that students chose their major because most of them thought that it is suitable with their ability. Therefore, the majority began seeking jobs when they were students. Their awareness rising is different between at that time of attending and leaving the university. Family was highly appreciated by students in job orientation. In terms of job orientation, most of students want to work in Hanoi. Public economy and foreign capital economy are the most chose areas. They also want to get sustainable and high-income jobs. Students usually get the career information through internet, friends, newspaper, etc. and by different ways. For instant, they often get more other certificates such as foreign language, IT, etc. and sometimes they find part-time jobs to get more experience, meanwhile family will provide money and relations. They share experience with their friends. In addition, they get hiring information through mass media. Universities created many activities to help students approach working environment such as job fairs, or experience sharing form lectures, etc. Although students think that these activities are very useful; the university plays a vital role in their job-seeking orientation, they take part in not much. Students’ effort and their family were highly appreciated meanwhile mass media was not in terms of the way how to approach jobs. Job-seeking orientation was affected by family members, residential area, passion of subject, etc. 12. Practical applicability, if any: The research will give training units, students as well as related objects comprehensive view of students’ jobs after graduating. They, therefore, get the better orientation of career, more suitable approach as well as decrease unemployment rate when they leave the university. 13. Further research directions, if any: N/A 14. Thesis-related publications: N/A

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây