TTLV: Nghiên cứu chuỗi cung ứng du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội

Thứ ba - 13/11/2018 01:21

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Huyền Trang

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 07/2/1990

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2811/2016/QĐ-XHNV Ngày 18/8/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Theo Quyết định số 2331/QĐ-XHNV   ngày 17/8/2018 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về việc kéo dài thời gian học tập của học viên cao học.

7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu chuỗi cung ứng du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội

8. Chuyên ngành: Du lịch;  Mã số:

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đức Thanh

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã có các kết quả chính sau đây:

Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng du lịch, trên cơ sở đó đã áp dụng xây dựng chuỗi cung ứng du lịch nhằm góp phần phát triển du lịch cộng đồng ở xã này.

Đã phân tích đánh giá được các thành phần chính trong chuỗi cung ứng nhằm phát triển du lịch cộng đồng ở Ba Vì, cụ thể:

- Tài nguyên du lịch: Ba Vì có điều kiện tự nhiên thuận lợi và điều kiện văn hóa phong phú để làm du lịch dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên việc khai thác tài nguyên này chưa được quan tâm cả từ phía người dân lẫn chính quyền địa phương.

- Dịch vụ vận chuyển: Tuy là xã vùng cao nhưng nằm cách thủ đô Hà Nội không xa (trên 60km), do đó khách du lịch từ mọi miền đất nước có thể dễ dàng tiếp cận với xã Ba Vì bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Hệ thống đường ô tô được bê tông hóa kết nối các thôn tạo điều kiện cho khách du lịch đi lại dễ dàng. Tuy nhiên chưa có phương tiên công cộng trực tiếp từ Hà Nội đến xã

- Dịch vụ lưu trú: Ngôi nhà truyền thống của người Dao có thể khai thác được để phục vụ lưu trú cho khách du lịch. Tuy nhiên cho đến nay toàn xã chưa có nhà nào đảm bảo đủ tiêu chuẩn cho khách nghỉ lại.

- Các dịch vụ bổ sung: Mặc dù nhiều nơi, tắm lá thuốc của người Dao là một sản phẩm rất hấp dẫn khách du lịch, song ở xã Ba Vì dịch vụ này chưa hình thành. Bên cạnh đó, người Dao Ba Vì có nhiều thang thuốc gia truyền quý song mới chỉ dược bán một cách thông thường, chưa tạo thành một sản phẩm du lịch.

- Năng lực của cộng đồng: Qua điều tra xã hội học bằng phỏng vấn trực tiếp và bảng hỏi có thể thấy mặc dù hầu hết mọi người đều có nguyện vọng tham gia phát triển du lịch, song họ còn lúng túng do chưa biết bắt đầu từ đâu, do chưa có kiến thức, do thiếu vốn để đầu tư...

- Kết hợp giữa cộng đồng địa phương với doanh nghiệp lữ hành: Về phía doanh nghiệp lữ hành, trong số 10 doanh nghiệp tham gia trả lời phỏng vấn sâu đều sẵn sàng hợp tác với cộng đồng tại xã Ba Vì để phát triển du lịch. Các doanh nghiệp này sẵn sàng hợp tác với xã xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, tổ chức xúc tiến để thu hút khách du lịch.

Qua những kết quả nghiên cứu trên, luận văn đã có những gợi ý chính sách xây dựng chuỗi cung ứng du lịch cộng đồng nhằm góp phần phát triển du lịch, tạo đà chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo ở xã dân tộc miền núi này của Hà Nội.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: (nếu có)

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

13. Các công trình đó công bố có liên quan đến luận văn:

Xây dựng chuỗi cung ứng du lịch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cộng đồng tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Tạp chí Du lịch, số tháng 10/2018, trang 26-27, 68.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Huyen Trang

 2. Sex: Female

3. Date of birth: 07/2/1990

 4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 2811/2016/QD-XHNV dated 18/8/2016 of the Rector of USSH.

6. Changes in academic process: Decision no 2331/QD-XHNV dated  17/8/2018 of the Rector of USSH.

7. Official thesis title:

A study of tourism supply chain for community based tourism in Ba Vi commune, Ba Vi district, Hanoi

8. Major: Tourism Studies                        9. Code: 

10. Supervisors: Assoc. Prof. Tran Duc Thanh

11. Summary of the findings of the thesis:

The thesis has the following main results:

-The thesis has systematized the theoretical basis of the tourism supply chain, based on that it has developed a tourism supply chain to contribute to the development of community based tourism in Bavi commune, Bavi district, Hanoi.

-An analysis of key components of the supply chain has been carried out to develop community tourism in Ba Vi.

-Tourism resources: Ba Vi has favourable natural conditions and rich cultural conditions for community-based tourism development. However, the exploitation of those resources has not received much attention from both local people and local authorities.

- Transportation service: Although it is upland commune but not far from Hanoi capital (over 60km), tourists from all over the country can easily access Ba Vi commune by all kind of means of transport. The system of roads is concretized to connect the villages, making it easy for tourists to travel. However, there is no direct public bus line from Hanoi to the commune.

- Accommodation service: Traditional house of the Dao ethnic people can be exploited to serve tourists. However, up to now, the whole commune has not had any house to meet the criteria for recieving guests.

- Supplementary services: Although in many other places in Vietnam, Authentic Dao herbal baths is an attractive tourism product, but in Ba Vi commune this service has not formed. Besides, the Bavi people have many traditional herbal remedies, but is only sold in a normal way, not as a tourism product.

- Capacity of the community: Through social surveys by IDI and questionnaire, it can be seen that although most people have the desire to develop tourism, but they are still confused how to start, because of lack of knowledge, lack of capital to invest etc.

- Cooperation: All 10 interviewed tourism enterprises interviewed were willing to cooperate with the community to develop tourism in Bavi. These enterprises are willing to cooperate with the commune to build the specific tourism products, organize the promotion to attract tourists.

Based on the above findings, the thesis has suggested policies to build tourism supply chain in order to develop tourism development, create momentum of economic restructuring and contribute to poverty alleviation in this mountainous ethnic commune of Hanoi.

12. Practical applicability, if any: No

13. Further research directions, if any: No

14. Thesis-related publications:

Buiding a tourism supply chain in order to enhance quality of community based tourism product in BaVi commune, BaVi district, Hanoi. Tourism Magazine, 10/2018, pp. 26-27,68.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây