Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: BÙI THỊ HOA 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/12/1989 4. Nơi sinh: Phú Thọ
5. Quyết định công nhận học viên số 4295/2016/QĐ-XHNV-SĐH ngày 16/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở Phú Thọ - Nghiên cứu trường hợp làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga
8. Chuyên ngành: Du lịch Mã số: 8810101.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thúy Anh, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn nghiên cứu, khảo sát các điều kiện và thực trạng phát triển du lịch nói chung và hoạt động du lịch làng nghề ở Phú Thọ nói riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 73 làng nghề đã được công nhận (đến năm 2017), Phú Thọ có rất nhiều làng nghề có điều kiện, nguồn tài nguyên cũng như đang phát triển hoạt động du lịch làng nghề. Trong đó, đề tài đi sâu nghiên cứu điều kiện và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở các làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga. Việc khai thác loại hình du lịch này bước đầu đạt được kết quả đáng mừng; đã có một số sản phẩm du lịch kết hợp giữa du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, công vụ với du lịch làng nghề; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của các làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch làng nghề vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần tháo gỡ, trong đó tập trung vào các vấn đề sau: 1) sản phẩm du lịch làng nghề còn ít; 2) Các chương trình du lịch kết hợp với du lịch làng nghề chưa hấp dẫn, đặc sắc; 3) Chưa có chương trình du lịch chuyên khảo về làng nghề; 4) Một số dịch vụ du lịch (lưu trú, ăn uống, bổ sung...) còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của khách du lịch. Trước những thực trạng đó, luận văn đề xuất những giải pháp thiết thực hướng đến mục tiêu phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề ở Phú Thọ.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở để các cấp chính quyền, các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch có những điều chỉnh trong việc xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề hấp dẫn, đặc sắc ở Phú Thọ nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa các điều kiện và tài nguyên sẵn có.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Phát triển du lịch làng nghề gắn với sinh kế của cộng đồng địa phương ở Phú Thọ
13. Các công trình đó công bố có liên quan đến luận văn:
[1] Một số vấn đề trong phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở Phú Thọ, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số tháng 6/2017, trang 193 – 195, Hà Nội.
[2] Đặc trưng hóa sản phẩm lưu niệm – giải pháp nâng cao nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch làng nghề Phú Thọ, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số tháng 6/2018, trang 129 – 131, Hà Nội.
[3] Đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề Phú Thọ, Tạp chí Du lịch, số tháng 10/2018, trang 56-57, Hà Nội.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: BUI THI HOA 2. Gender: Female
3. Date of birth: 26/12/1989 4. Place of birth: Phu Tho
5. Admission decision number: 4295/2016/QĐ-XHNV-SĐH dated 16/12/2016 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic period: No
7. Official thesis title: Developing tourism products of craft villages in Phu Tho province - A case study in craft village of Hung Lo, Son Vi, Sai Nga
8. Major: Tourism Code: 8810101.01
9. Supervisors: Assoc. Prof. PhD Tran Thuy Anh, Faculty of Tourism Studies - University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi
10. Summary of the findings of the thesis:
The study researched, investigated conditions and current reality of tourism development in general and craft village tour in Phu Tho in particular. The results show that among 73 recognized craft villages (by 2017), Phu Tho has many handicraft villages, which are rich in resources favour for developing of craft villages tourism activities. In particular, The reseach focused of research on the conditions and real development of tourism products in craft villages in Hung Lo, Son Vi, Sai Nga. The exploitation of this type of tourism initially got positive achievements; There are a number of tourism products combining sightseeing tours, relaxation and on-business trips with craft villages; that contribute to creat jobs, increase income for the local people, preserve and promote cultural values of traditional craft villages. However, the products of craft villages still have several shortcomings that need to be solved, focusing on the following issues: 1) village tourism products are few; 2) Tourism programs combined with craft village tourism are not attractive anh unique; 3) There is no monograph tourism program among handicraft villages; 4) Some tourist services (accommodation, meals, supplements ...) are insufficient, not fully meeting the needs of tourists. Under these conditions, the thesis proposed practical solutions in order to of develope tourism products in Phu Tho.
11. Practical applicability: The results of this research are the basis for the government of all level and businesses to intiate adjustments in the construction and development of such available attractive tourism products in Phu. It is desired to further exploit the conditions and resources available.
12. Further research suggestions: Developing tourism villages associated with livelihoods of local communities in Phu Tho
13. Thesis-related publications:
[1] Some issues in the development of village tourism products in Phu Tho, Journal of Teaching and Learning today, No. 6/2017, pages 193 - 195, Hanoi.
[2] Characterization of souvenir products - solutions to enhance the attractiveness of Phu Tho trade village tourism products, Journal of Teaching and Learning today, No. 6/2018, pages 129 - 131, Ha Cabinet.
[3] Wake up potential tourism Phu Tho craft village, Tourism Magazine, No. 10/2018, page 56-57, Hanoi.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn