TTLV: Tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng VIRUS HIV tại phòng khám ngoại trú Nam Từ Liêm- Hà Nội)

Chủ nhật - 17/01/2016 22:03

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Ma Thu Thủy                                   

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 20/8/1984                                                      

4. Nơi sinh: Phú Thọ

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2998/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng VIRUS HIV tại phòng khám ngoại trú Nam Từ Liêm- Hà Nội)

8. Chuyên ngành: Xã hội học                            Mã số 60.31.03.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Thu Hương

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

- Phụ nữ nhiễm HIV trong thời gian điều trị ARV cần được quan tâm đặc biệt và thường xuyên về chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sự hỗ trợ trong điều trị, chăm sóc sức khỏe tâm lý, tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. Tại địa bàn nghiên cứu, bệnh nhân nữ có sức khỏe khá tốt sau một thời gian điều trị, tiến triển bệnh khả quan hơn so với thời gian mới đăng ký theo dõi sức khỏe tại phòng khám ngoại trú, khả năng tuân thủ điều trị tốt, có nhận được sự hỗ trợ của người thân trong quá trình điều trị bệnh.

- Với cơ sở vật chất và nhân lực hiện tại, phòng khám ngoại trú hiện đã cung cấp được phần nào những dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong điều trị ARV cho phụ nữ nhiễm HIV. Các chính sách, chương trình dự án về HIV/AIDS cũng tạo điều kiện cho họ có được cơ hội tiếp cận điều trị ARV sớm.

- Phụ nữ điều trị ARV vẫn còn gặp phải một số yếu tố tác động đến việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe, đặc biệt tại các cơ sở y tế khác ngoài phòng khám ngoại trú: Kinh tế không ổn định, thu nhập thấp, sự kỳ thị từ chính bản thân họ cũng như cộng đồng với việc điều trị ARV.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học chuyên ngành xã hội học và công tác xã hội khi nghiên cứu về thực trạng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân điều trị ARV nói chung và nhóm bệnh nhân nữ nói riêng.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tiếp tục tìm hiểu rõ hơn về rào cản người nhiễm HIV tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, từ đó có thể phát triển tiếp đề tài này ở bậc học tiến sĩ.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Ma Thu Thuy                           2. Sex: female

3. Date of birth: 20/8/1984                            4. Place of  birth: Ha Nam

5. Admission decision number: 2998/QĐ-XHNV-SĐH Dated 30/12/2013 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Access to health care services of women infected HIV in Hanoi (A case study of patients who treated antiretroviral HIV at South Thu Liem outpatient clinic, Hanoi)

8. Major: Sociology                                       Code: 60.31.03.01

9. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Hoang Thu Huong

10. Summary of the findings of the thesis:

- Women living HIV who are being treated with ART ought to be carefully and frequently taken care of in terms of health care; specifically they need to be consulted regarding psychological care by experts of the field. Also they are in need of access to local health care community. In the setting of the study, women patients are getting physically and mentally better after the treatment phase. They can recover more quickly compared to the time they were treated at outpatient clinic. During the treatment procedure they not only have the capability to follow the treatment adherence more strictly, but they also get mental and physical support by their relatives. Even though they face some psychological problems, they are not given specific specialized treatment and care.

- With great efforts regarding the current staff and facilities, outpatient clinics can provide those patients with part of the essential health care services during the ARV treatment. Also, HIV projects and policies can enable the patients to get the opportunities to access to ARV early treatment.

-  An another view, women treated ART faced to the following barriers to accessing health care services, especially in the health facilities other than outpatient clinics: low incomes, fear of discrimination, the stigma  from communities.

11. Practical applicability, if any:

The thesis can be used as a reference for the students, postgraduate students specializing in sociology and social work during studying access to health care services of People living HIV/AIDS and women treated ART.

12. Further research directions, if any:

Continue to study more barriers to accessing health care services of people living HIV/AIDS, especially in the health facilities, from that the thesis could be continued to be developed in doctoral study program

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây