Thông tin luận văn "Chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội trong quá trình đô thị hoá" của HVCH Lê Kim Anh, chuyên ngành Xã hội học.
1. Họ và tên học viên: Lê Kim Anh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/05/1986
4. Nơi sinh: thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội trong quá trình đô thị hoá
8. Chuyên ngành: Xã hội học ; Mã số: 60 31 30
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Thị Trà Vinh
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn là công trình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nghiên cứu phân tích chất lượng cuộc sống của người dân thông qua một số tiêu chí cơ bản:
Thứ nhất, chất lượng cuộc sống người dân có sự cải thiện rõ rệt so với những năm trước: Về mặt kinh tế cả địa phương và hộ gia đình có sự thay đổi đáng kể. Tại các hộ gia đình được hỏi từ công việc đến thu nhập, đến nay người dân không còn sống phụ thuộc vào Nông nghiệp nữa. Mức sống của người dân càng chuyển đổi tốt lên theo thời gian; Về lĩnh vực xã hội: địa phương có sự hỗ trợ tích cực trong việc đầu tư ngân sách nhiều hơn cho giáo dục, y tế. Chính vì vậy, chất lượng giáo dục cũng như y tế của địa phương ngày càng được nâng lên; Về lĩnh vực môi trường: môi trường sống của người dân bị ảnh hưởng nhiều. Do đặc trưng địa phương có nghề thủ công nên không tránh khỏi yếu tố ô nhiễm. Chính điều này có phần ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của người dân ở nơi đây; Ngoài ra có thể thấy: điều kiện sinh hoạt của người dân có sự thay đổi tích cực hơn; các vấn đề xã hội (tệ nạn xã hội, rượu bia…) không còn nhiều, người dân tích cực tham gia vào các hoạt động do thôn, xóm, xã tổ chức. Từ sự thay đổi của các hộ gia đình đem lại một bộ mặt mới cho địa phương.
Thứ hai, quá trình đô thị hoá đưa lại những biến chuyển tích cực cho cuộc sống của người dân. Hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm được cải thiện và nâng cấp. Người dân được tiếp cận nhiều với các điều mới, tiến bộ, góp phần đổi mới tư duy. Mọi người dân tiếp nhận những điều tích cực từ đô thị hoá mang lại.
Thứ ba, chất lượng cuộc sống của người dân tại địa bàn nghiên cứu sẽ ngày càng tốt hơn nữa. Nhờ sự can thiệp kịp thời về việc quản lí thông qua cơ chế, chính sách của địa phương, đồng thời, mọi người dân nhìn nhận được những yêu cầu về mọi mặt của một xã hội mới. Sự kết hợp này sẽ giúp cho chính cuộc sống của người dân ngày càng chất lượng hơn
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Bằng các số liệu thực tế, luận văn chứng minh, phân tích những yếu tố trong chất lượng cuộc sống của người dân. Thông qua đề tài này, các nhà quản lí sẽ hiểu rõ hơn về cuộc sống của những người dân nơi đây, từ đó có những điều chỉnh về chính sách sao cho hợp lí để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân trên địa bàn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: tiếp tục nghiên cứu thêm một số tiêu chí khác về văn hoá, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội….của người dân.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Lê Kim Anh 2. Sex: Female
3. Date of birth: 23/05/1986 4. Place of birth: Quảng Ninh Province
5. Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH; Dated 14/10/2009
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: The quality of people’s life in Tan Trieu commune, Thanh Tri district, Ha Noi city in the urbanization.
8. Major: Sociology 9. Code: 60 31 30
10. Supervisors: PhD Nguyễn Thị Trà Vinh
11. Summary of the findings of the thesis:
This thesis is the study of the quality of people’s life in Tan Trieu commune, Thanh Tri district, Ha Noi city. It analyses the quality of people’s life by some basic factors:
Firstly, the quality of people’s life develops more better than years before. In the economic field, there are so many changes in locality and household. The peoples’s life doesn’t depend on the Agriculture. The living standards have so many improvement. In the social field: locality invests in more budget for education and health. Therefore, the quality of education and health have been raised. In the environment field: the atmosphere is affected seriously. Because the locality has so many tradional handicrafts so that it is the reason why the environment is polluted. That is the cause of people’s health problems. Besides, the living conditions have more possitive change, the social issues (social evil, alcohol…) are not much, people participate in all activies which are organized by hamlet, village… The change of household brings a new face to the locality.
Secondly, the urbanization brings good things to people’s life. The infrastruture systems such as: power, road, school… has been improved and upgraded. People have approached all new things which change their mind. All people are received positive things from urbanization.
Thirdly, day by day, the quality of people’s life in this area will be better. Because the locality has a timely decision and people acknowledge all requirements for all aspects of a new society. This combination will make people’s life more better.
12. Practical applicability: By the real figures, this thesis analyses and proves the factors of the quality of people’s life. With this topic, the manager will understand the lives of people in here. Therefore, they can correct a suitable policy which make people’s life become more better.
13. Further research directions: I can choose some factor about culture, or ability to access to social services…