TTLV: Quá trình đô thị hoá và sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con

Thứ năm - 31/05/2012 09:50
Thông tin luận văn "Quá trình đô thị hoá và sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong các gia đình ngoại thành Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Mĩ Đình – Từ Liêm – Hà Nội)" của HVCH Lê Văn Cảnh, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Quá trình đô thị hoá và sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong các gia đình ngoại thành Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Mĩ Đình – Từ Liêm – Hà Nội)" của HVCH Lê Văn Cảnh, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Lê Văn Cảnh 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 21/01/1984 4. Nơi sinh: Xã Đại Lịch – huyện Văn Chấn – tỉnh Yên Bái 5. Quyết định công nhận học viên số: 1599/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 25/12/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: “Quá trình đô thị hoá và sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong các gia đình ngoại thành Hà Nội” (Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Mĩ Đình – Từ Liêm – Hà Nội) 8. Chuyên ngành: Xã hội học 9. Mã số: 60 31 30 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Quyết 11. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Đề tài “Quá trình đô thị hoá và sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong các gia đình ngoại thành Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Mĩ Đinh - Từ Liêm - Hà Nội)” Quá trình đô thị hoá ở xã Mĩ Đình là quá trình chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội đô thị hiện đại, làm thay đổi không chỉ những yếu tố vật chất, mà còn chuyển biến những khuân mẫu trong đời sống gia đình và xã hội. Quá trình đó đã tạo ra những yếu tố tích cực như sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập của hộ gia đình, kèm theo đó là sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, lao động nông nghiệp giảm và thay vào đó là sự gia tăng của công nghiệp và dịch vụ. Sự biến đổi gia đình thể hiện rõ qua sự biến đổi các chức năng và mối quan hệ trong gia đình. Trước những biến đổi của quá trình đô thị hoá thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong gia đình hiện nay ngày càng trở nên lỏng lẻo, đã xuất hiện những khoảng trống và có những dấu hiệu của sự khủng hoảng trong gia đình so với trước đây. Và sự tác động đó cũng làm đảo lộn những nếp sống, sinh hoạt và giá trị văn hoá của gia đình trước đây. Vai trò kiểm soát của cha mẹ đối với con đã ngày càng giảm đi, đồng thời quỹ thời gian mà cha mẹ và con cái dành cho nhau bị suy giảm do gia đình dành nhiều thời gian vào hoạt động kinh tế và điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục và quản lí con cái trong gia đình. Những mâu thuẫn giữa cha mẹ và con về ứng xử, lối sống, quan điểm sống, về kinh tế đang đang có xu hướng gia tăng. Những suy nghĩ của con cái trong mối quan hệ với cha mẹ cũng có nhiều biến đổi, thể hiện qua mức độ vâng lời và sự chia sẻ của con đối với cha mẹ ít đi so với trước đây. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến đổi trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con là do sự tác động của các nhân tố về điều kiện kinh tế. Đó là sự biến đổi trong cơ cấu lao động, việc làm, thu nhập của hộ gia đình. Người dân mất đất sản xuất, tình trạng thiếu việc làm ngày một tăng do gia đình phải chuyển đổi nghề nghiệp và chưa thích ứng được với điều kiện mới. Những nhân tố này tạo ra áp lực cho các thành viên trong gia đình làm nảy sinh những mâu thuẫn, bất đồng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Mặt khác sự thay đổi trong quan niệm sống và sự sai lệch các giá trị chuẩn mực trong gia đình, biểu hiện qua sự xuống cấp của những nguyên tắc đạo đức, thói quen sinh hoạt và nề nếp của gia đình. Những giá trị đạo đức truyền thống đang bị xói mòn mạnh mẽ làm suy giảm chức năng của gia đình và sự đa dạng của cấu trúc gia đình đã tạo nên sự phân hoá rõ rệt của các gia đình. Và đây như là những hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hoá mang lại. Trước tác động của quá trình đô thị hoá đã tạo ra những khoảng trống trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con đó là hiện tượng cha mẹ và con bất hoà, xung khắc mâu thuẫn với nhau. Sự rạn nứt của những mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con đã phá vỡ nếp sống, sinh hoạt và đạo đức trong gia đình hiện nay. Vì vậy cần phải có những giải pháp phù hợp từ phía chính quyền và từ chính hộ gia đình để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa cha mẹ vào con trong gia đình hiện nay.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : LE VAN CANH 2. Sex: Male 3. Date of birth: 21/01/1984 4. Place of birth: Dai Lich commune – Van Chan dictric – Yen Bai province. 5. Admission decision number: 1599/2008/QD-XHNV-KH &SDH, Dated 25/12/2008 of the Headmaster the University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University. 6. Changes in academic process: (List the forms of change and corresponding times) 7. Official thesis title: “The processof urbanization and the transformation relations between parents and children in the suburbs of Ha Noi family (Case studies Mi Dinh – Tu Liem – Ha Noi)” 8. Major: Sociology 9. Code: 60 31 30 10. Supervisors: Associate Professor Dr Pham Van Quyet 11. Summary of the findings of the thesis Subject “The processof urbanization and the transformation relations between parents and children in the suburbs of Ha Noi family (Case studies Mi Dinh – Tu Liem – Ha Noi)” The process of urbanization in Mi Dinh is the transition from a traditional agricultural society to a moderm urban society, changing not only the physical elements, but alsochanges in the life of the mold, family and society. That process has created the positive factors such as economic growth, raise household income, which is attached to there structuring of industry, agricultural labor is reduced and instead the rise of industry and services. That is clearly shown in the family change the functions and relationships within in the family. Before the changes of urbanization process, the relationship between parents and children in families now become loose, have appeared in the blanks and there are signs of a crisis in the family than before. And the impact it also upset the lifestyle, activities and cultural values of the family before. The role of parental control for children has increasingly reduced, and funds which time parents and children for each family has been reduced by spending more time on econimic activities and this really great effect to the education and management of children in the family. The conflict between parent and child behavioral, lifestyle, life perspective, the economy tends to increase. The thoughts of the children in the ralationship with parents also have some changes, reflected the degree of obedience and sharing for parents of children less than before. The main reason leading to the change in the relationship between parent and child is due to the impact of factors on economic conditions. That is the change in the structure of labor, employment and household income. Residents loss of productive land, lack of jobs is increasing due to the family and not career change to adapt to new conditions. The factors create pressure for the family members give rise to conflicts, disagreements in the relationship between parent and child. On the other hand the change in the conception of life and values differences in family norms, expressed through the degradation of moral principles, living habits and routines of the family. The traditional moral values are eroded strongly impair the function of the family and the diversity of family structures makes the differentiation of distinct families. And as teh inevitable consequence of the urbanization process bring. Before impact of urbanization process has created gaps in the relationship between parents and children is a phenomenon that parent and child discord, conflict. The rift of emotional ralationships between parents and children living broke, and family moral today. So should have the right solution from the government and from the household to resolve harmonious relationship between parents in the family today.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây