Thông tin luận văn "Chợ nông thôn – một không gian công cộng cho sự hình thành dư luận xã hội (Nghiên cứu trường hợp chợ Mai Trang và chợ Mộc, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An)" của HVCH Nguyễn Thị Bích Thuỷ, chuyên ngành Xã hội học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Bích Thuỷ
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh 02/07/1986
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 14/10/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Chợ nông thôn – một không gian công cộng cho sự hình thành dư luận xã hội” (Nghiên cứu trường hợp chợ Mai Trang và chợ Mộc, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An).
8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quý Thanh, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm, thành phần người dân tham gia vào quá trình trao đổi, thảo luận ở chợ nông thôn; các chủ đề mà người dân quan tâm, thảo luận; nguồn thông tin cho các thảo luận; tác động của truyền thông đại chúng đối với quá trình hình thành dư luận xã hội. Đặc biệt, nghiên cứu đã đưa ra mô hình, con đường lan truyền của một số vấn đề xã hội cụ thể giữa các cá nhân thông qua giao tiếp, thảo luận tại chợ tạo thành ý kiến chung và tạo cơ sở hình thành nên dư luận xã hội. Tìm hiểu chợ nông thôn với tư cách là không gian công cộng cho sự hình thành dư luận xã hội thì hầu như chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam đề cập đến. Đây chính là điểm mới của nghiên cứu.
Nhìn chung, ở chợ Mai Trang và chợ Mộc có sự khác nhau về đặc điểm chủ thể của dư luận xã hội, cụ thể là về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn. Giữa nam và nữ có sự quan tâm khác nhau tới các vấn đề thảo luận, sự trao đổi ở chợ, sự khác biệt này ở chợ Mai Trang rõ rệt hơn so với chợ Mộc. Những người có độ tuổi càng cao càng có sự quan tâm tới các vấn đề sức khoẻ, y tế. Những người có trình độ học vấn cao thường quan tâm tới các vấn đề chính trị trong nước, chính trị quốc tế, còn những người có trình độ học vấn thấp hơn thì thường quan tâm tới những sự kiện xảy ra trong xóm làng hay vấn đề văn hoá lối sống. Khách thể của dư luận xã hội ở hai chợ có một số nét khác nhau. Người dân ở chợ Mai Trang quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề chính trị, còn người dân ở chợ Mộc lại quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề về sự kiện trong xóm làng hay văn hoá lối sống.
Sự trao đổi thông tin trong chợ diễn ra phức tạp, có những trường hợp cá nhân tiếp nhận thông tin không phải trực tiếp từ người nắm giữ thông tin mà vô tình họ nghe được, rồi họ lại nói chuyện, trao đổi với những người khác. Trong nhiều trường hợp thông tin bị biến đổi khi chuyển tải từ người này qua người khác. Cơ sở hình thành dư luận xã hội chính là từ thực tiễn, từ sự biến đổi của thực tế xã hội, và được phản ánh qua các kênh các khác nhau: phương tiện truyền thông đại chúng, giao tiếp cá nhân, bản thân trực tiếp chứng kiến hay xảy ra trong đời sống gia đình.
Như vậy, chợ nông thôn là một không gian công cộng đặc biệt quan trọng của xã hội nông thôn. Mỗi một cá nhân trong môi trường chợ nông thôn được tự do bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề chung nào đó, sau đó có sự thảo luận xã hội giữa những người mua, người bán hay đúng hơn là những người thường xuyên có mặt ở chợ, cuối cùng sẽ có sự đồng thuận xã hội. Ngoài việc đóng vai trò là tổ chức kinh tế, chợ nông thôn còn thể hiện những nét văn hoá xã hội, ngoài ra nó còn là một trung tâm trao đổi thông tin, giao tiếp giữa các cá nhân với nhau, do đó chợ nông thôn là môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho sự hình thành dư luận xã hội.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu tìm hiểu quá trình hình thành dư luận xã hội ở các chợ thuộc khu vực nông thôn tỉnh Nghệ An qua đó kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu về dư luận xã hội, các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của chợ nông thôn trong việc tạo môi trường cho sự giao tiếp, thảo luận, trao đổi thông tin để từ đó hình thành nên những luồng ý kiến thống nhất về một vấn đề xã hội; nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt trong sự hình thành dư luận xã hội ở chợ nông thôn và chợ đô thị, từ đó sẽ có những chính sách thiết thực nhằm định hướng dư luận xã hội đi theo chiều hướng đúng đắn góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen Thi Bich Thuy 2. Sex: female
3. Date of birth: 02/07/1986 4. Place of birth: Nghe An
5. Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated 14/10/2009
By the Principal of University of Social Sciences and Humanities – Hanoi National University
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title:
The rural market - a public space for the formation of public opinion (Case study at Mai Trang market and Moc market, Nghi Loc district, Nghe An province).
8. Major: sociology 9. Code: 60 31 30
10. Supervisors: Nguyen Quy Thanh – The associate professor and Doctor of Centre for Education Quality Assurance and Research Development of Hanoi National University.
11. Summary of the findings of the thesis:
Research has shown the characteristics and composition of people involved in the exchange process, discussed in the rural markets; the topics that people interested discussion; source of information for discussion; the impact of media for the formation of public opinion. In particular, research has come up model, the propagation path of a specific social problem among individuals through communication, discussion at the rural market make general comments and provide the basis to form public opinion. Explore rural markets as public spaces for public opinion formation is virtually no studies in Vietnam mentioned. This is new findings of the study.
Overall, Mai Trang market and Moc market have different on subject characteristics of public opinion, namely gender, age, educational level. Between men and women have different attention to the issues discussed, the exchange at the market, this difference in market Mai Trang clearer in Moc Market. Those with the higher age has an interest in health issues and health. Those with higher education usually interested with domestic politics, international politics, while those with lower education levels are often interested about events in the village and lifestyle cultural issues. Topics of public opinion in the two markets have different. People in the market Mai Trang more attention to political issues, but people in the Moc market more interested about lifestyle cultural issues and events in the village.
The exchange of information in complex market place, there are cases where individuals are not receiving information directly from the holder of the information that inadvertently they hear, then they talk to the people other. In many cases information is modified during transfer from one person to another. Foundations for public opinion is from reality, from the transformation of social reality, and are reflected in the different channels: mass media, personal communication, itself directly witnessed or occur in family life.
Thus, the rural markets is a public space has the special importance of rural society. Every individual in the environment of rural markets are free to express their views on certain general issues, then there is the social discussions between buyers, sellers or rather, who often have presence in the market, eventually there will be social consensus. In addition to acting as an economic organization, rural markets also shows social and cultural characteristics, besides it is a center of information exchange, communication between individuals with each other, so the market rural provides favorable conditions for the formation of public opinion.
12. Practical applicability:
The study looks at the process of forming public opinion in the rural markets of Nghe An province so which research results will help the study of public opinion, policy makers understand the role and importance of rural markets in creating the environment for communication, discussion and exchange of information from which thereby forming a consensus on social issues; research shows differences in the formation of public opinion in rural markets and urban markets, which will have the right policies in order to guide public opinion in the right direction to contribute to the socio-economic development in the locality in particular and the country in general
13. Further research directions, if any: No
14. Thesis-related publications: No