TTLV: Kĩ năng làm việc nhóm trong học tập của học sinh ở tuổi thiếu niên

Thứ hai - 28/05/2012 22:57
Thông tin luận văn "Kĩ năng làm việc nhóm trong học tập của học sinh ở tuổi thiếu niên" của HVCH Trần Thị Thanh Tâm, chuyên ngành Tâm lí học.
Thông tin luận văn "Kĩ năng làm việc nhóm trong học tập của học sinh ở tuổi thiếu niên" của HVCH Trần Thị Thanh Tâm, chuyên ngành Tâm lí học. 1. Họ và tên học viên: Trần Thị Thanh Tâm 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 10/06/2012 4. Nơi sinh: Nghệ An 5. Quyết định công nhận học viên số: 1528 Ngày 14 tháng10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Kĩ năng làm việc nhóm trong học tập của học sinh ở tuổi thiếu niên 8. Chuyên ngành: Tâm lí học; Mã số: 60 31 80 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Khanh – Khoa Tâm lí học, ĐH KHXH &NV 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn kĩ năng làm việc nhóm trong học tập của học sinh ở tuổi thiếu niên chúng tôi rút ra được một số kết luận sau: Về kết quả nghiên cứu lí luận Từ việc nghiên cứu, phân tích, khái quát hoá các tài liệu liên quan luận văn đã đưa ra hệ thống khái niệm của đề tài: kĩ năng, nhóm, kĩ năng làm việc nhóm trong học tập. Luận văn khẳng định: “Kĩ năng làm việc nhóm trong hoạt động học tập ở tuổi thiếu niên là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức làm việc nhóm trong học tập của các em nhằm đạt được mục đích chung của nhóm trong học tập (cả mục đích riêng của mỗi học sinh) trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà nhóm thiếu niên có được dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo”. Luận văn cho rằng kĩ năng làm việc nhóm trong học tập là một kĩ năng phức hợp nhiều kĩ năng thành phần trong đó luận văn đi sâu nghiên cứu 03 kĩ năng thành phần: Kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày mạch lạc vấn đề, kĩ năng điều khiển điều chỉnh hành vi và cảm xúc của mình và người khác. Đây là các kĩ năng quan trọng và cần thiết không thể thiếu được khi học sinh làm việc nhóm. Luận văn cũng khẳng định quá trình rèn luyện hình thành kĩ năng làm việc nhóm trong học tập chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó các yếu tố như: động cơ làm việc nhóm trong học tập của học sinh, giáo dục gia đình, các biện pháp giáo dục nhà trường nói chung và tác động trực tiếp của giáo viên bộ môn nói riêng là những yếu tố nổi trội. Về kết quả nghiên cứu thực tiễn - Kết quả nghiên cứu thực tiễn chỉ ra rằng: đa số học sinh đã có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa tầm quan trọng của làm việc nhóm, sự cần thiết của các tri thức về phương thức hành động khi làm việc nhóm để hình thành các kĩ năng thành phần của kĩ năng làm việc nhóm trong học tập. - Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho chúng tôi thấy kĩ năng làm việc nhóm trong học tập của học sinh hiện nay đạt ở mức độ trung bình. Có mối tương quan giữa mức độ cần thiết, mức độ vận dụng thường xuyên và mức độ vận dụng thành thạo tri thức về cách thức làm việc nhóm để hình thành kĩ năng làm việc nhóm trong học tập. Tồn tại mối liên hệ giữa mức độ vận dụng thành thạo các tri thức về phương thức hành động để hình thành kĩ năng làm việc nhóm trong học tập với học sinh ở các trường, các khối lớp khác nhau. - Kết quả nghiên cứu thực tiễn mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự hình thành kĩ năng làm việc nhóm ở học sinh cho thấy: yếu tố động cơ làm việc nhóm của học sinh, yếu tố giáo dục gia đình, siếu tố các biện pháp giáo dục của nhà trường nói chung và yếu tố tác động trực tiếp của giáo viên bộ môn có ảnh hưởng nổi trội tới việc hình thành kĩ năng làm việc nhóm ở học sinh nhưng ảnh hưởng đấy chưa đủ mạnh và chưa đồng bộ. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: - Làm tài liệu tham khảo cho các chương trình tập huận giáo viên giảng dạy kĩ năng nói chung và kĩ năng làm việc nhóm nói riêng - Là tài liệu tham khảo cho hiệu trưởng các trường THCS tổ chức các hoạt động giúp học sinh nâng cao kĩ năng làm việc nhóm - Là tài liệu tham khảo cho giáo viên trong trong quá trình giảng dạy học sinh. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục nghiên cứu theo các hướng sau: - Mở rộng phạm vi nghiên cứu trên toàn đất nước - Mở rộng nghiên cứu thêm các kĩ năng thành phần của kĩ năng làm việc nhóm - Nghiên cứu sâu hơn mối quan hệ giữa mức độ vận dụng thường xuyên và mức độ vận dụng thành thạo các tri thức về phương thức hành động để hình thành các kĩ năng thành phần của kĩ năng làm việc nhóm trong học tập. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Tran Thi Thanh Tam 2. Sex: female 3. Date of birth: 10/06/1987 4. Place of birth: Nghe An 5. Admission decision number: 1528/QĐ- XHNV- KH&SĐH, Dated: 14/10/2009 6. Changes in academic process: Nothing change 7. Official thesis title: Teamwork skill in study of teenage 8. Major: Psychology 9. Code: 60 31 80 10. Supervisors: Asso.prof. Dr. Le Khanh 11. Summary of the findings of the thesis: From studying theory and reality in teamwork skill of teenage pupils, we hereby conclude as follows: Result of theory study Going through study, analysis and generalization related documents, the thesis brought conceptual system: skill, teams, teamwork skill in study. The thesis affirms: “Teamwork skill in study of teenage is ability of using teamwork knowledge to achieve common targets of team under specific situation with guidance from teachers”. To achieve teamwork skill in study, pupils need to practice 3 skills including: listening, smooth presentation and moderating the emotion. These skills are important and indispensable when pupils do teamwork. The thesis also affirms the process of practising and shaping teamwork in study is affected by teamwork-motivation, education and family, education measures of school and direct effects of teacher influent strongly to the teamwork skills of pupils. Result of reality study Result of reality study indicates that most of pupils thinks right about importance of teamwork and the need of operating knowledge aims to shape skill of hamornizing emotion, action of oneself and other, which is known as the most important and necessary. Result of reality study indicates that skill of teamwork in learning of pupil is at medium level. There is interrelation between the need, usual application and proficient application of teamwork skill to build teamwork skill in learning. There is interrelation between proficient application of school, class and learning capacity. Result of reality study in impact of building teamwork skill shows that: teamwork-motivation, education and family, education measures of school and direct effects of teacher influent strongly to the teamwork skills of pupils, but that’s not strong enough strong and synchronous. 12. Practical applicability, if any: - Being the reference for training programs to teach skills general and teamwork skills for teacher. - Being the reference for principals school organize activities helping pupils improve their teamwork skills. - Being the reference for teachers in the process of teaching. 13. Further research directions, if any: Direction of the next study: In the coming time, we will continue to study as follows: - Extending study scope into the whole country - Extending study more factor of teamwork - Keeping in close touch with relation beteen usual application and proficient application of all parts in teamwork skill 14. Thesis-related publications: No results

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây