TTLV: Hội nhập việc làm, nghề nghiệp của thanh niên ở Ninh Bình

Thứ ba - 22/05/2012 00:46
Thông tin luận văn "Hội nhập việc làm, nghề nghiệp của thanh niên - Khảo sát trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình (Giai đoạn 2005-2011)" của HVCH Đinh Thị Mai Trâm, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Hội nhập việc làm, nghề nghiệp của thanh niên - Khảo sát trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình (Giai đoạn 2005-2011)" của HVCH Đinh Thị Mai Trâm, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Đinh Thị Mai Trâm 2. Giới tính: Nữ. 3. Ngày sinh: 15/5/1986. 4. Nơi sinh: Trạm y tế xã Ninh Thành. 5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không. 7. Tên đề tài luận văn: Hội nhập việc làm, nghề nghiệp của thanh niên - Khảo sát trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình (Giai đoạn 2005-2011). 8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trương An Quốc, Khoa Xã hội học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Qua quá trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đề tài đã thu được những kết quả nhất định: - Đề tài đã chỉ ra được nhu cầu, mong muốn về việc làm, nghề nghiệp của thanh niên. Qua điều tra, khảo sát cho thấy chiếm tỉ lệ lớn 59% thanh niên cho rằng việc tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên là khó khăn và 25,5% cho rằng rất khó khăn. Trong đó khó khăn, trở ngại lớn nhất mà thanh niên gặp phải trong quá trình tìm kiếm việc làm là Số lượng việc làm ít nhưng số hồ sơ đăng kí quá nhiều, tiếp đó là khó khăn Khó tìm được ngành nghề phù hợp với chuyên môn đào tạo. Trước những khó khăn về việc làm, nghề nghiệp như vậy, do đó, thanh niên lựa chọn việc làm với tiêu chí đưa ra là có môi trường và điều kiện làm việc tốt, đảm bảo sự ổn định tiếp đó là tiêu chí cơ hội có thu nhập cao, còn các tiêu chí về cơ hội thăng tiến, phù hợp với ngành nghề đào tạo, phù hợp với sở thích, khẳng định được năng lực bản thân chiếm tỉ lệ nhỏ thanh niên đánh giá cao về mức độ tầm quan trọng. Đây chính là sự thích ứng linh hoạt của thanh niên trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, giữa những tiêu chí về việc làm, nghề nghiệp mà thanh niên đưa ra với mức độ hài lòng về công việc hiện nay của thanh niên cũng có sự khác nhau. Thanh niên chưa thực sự hài lòng về công việc hiện nay của mình. Sự khó khăn về việc làm và nhu cầu, mong muốn về việc làm của thanh niên còn được thể hiện rất rõ ở sự thay đổi về công việc. Trong đó chiếm tỉ lệ lớn (60%) thanh niên đã đổi việc (1 lần, 2 lần, trên 2 lần). Lao động thanh niên sẵn sàng chấp nhận làm những công việc tạm thời sau đó tìm kiếm và đổi những công việc tốt hơn. - Làm rõ cách thức tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp. Để tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp thì nguồn thông tin chủ yếu mà thanh niên tiếp cận được là từ người thân, bạn bè và mạng internet còn thông tin từ các nguồn tivi, báo, đài, trung tâm giới thiệu việc làm, các tổ chức, đoàn, hội chiếm tỉ lệ nhỏ thanh niên tiếp cận. Trong đó nguồn thông tin từ mạng internet có sự khác biệt về trình độ học vấn. Trình độ học vấn cao có khả năng tiếp cận tốt hơn về nguồn thông tin việc làm trên mạng internet. Vai trò của các trung tâm giới thiệu việc làm, các tổ chức đoàn hội còn chưa đáp ứng được trong việc tư vấn, cung cấp thông tin việc làm cho người lao động nói chung và lao động thanh niên nói riêng. Qua đây có thể thấy rằng, thanh niên chủ yếu tìm kiếm việc làm thông qua mạng lưới xã hội và vốn xã hội của họ. - Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu về việc làm, nghề nghiệp. Đánh giá về trình độ, kĩ năng của thanh niên hiện nay (trình độ Tiếng Anh, trình độ Tin học, Giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình). Trong đó, kĩ năng giao tiếp của thanh niên được đánh giá cao hơn, tiếp đó là trình độ Tin học còn các kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, trình độ Tiếng Anh được đánh giá thấp hơn. Trong quá trình làm việc, lao động thanh niên phải trải qua quá trình đào tạo lại của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Trong quá trình làm việc, thanh niên cũng phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kiến thức, kĩ năng cho mình trong đó cách thức mà thanh niên thường xuyên áp dụng đó là tìm đọc tài liệu nghiên cứu sách chuyên môn, học hỏi, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp, người phụ trách (cùng nơi làm việc), tiếp đó là cách thức học hỏi, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp (không cùng nơi làm việc). Còn cách thức hỏi ý kiến, tìm gặp các thầy cô giáo, các chuyên gia chiếm tỉ lệ nhỏ thanh niên áp dụng. - Đồng thời đề tài cũng đã đưa ra được một số khuyến nghị đối với vấn đề việc làm, nghề nghiệp của thanh niên trong thời kì hội nhập trên địa bàn. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đề tài đã đưa lại một cái nhìn tổng quan về khả năng đáp ứng yêu cầu việc làm, nghề nghiệp của thanh niên trong thời kì hội nhập; Nhu cầu và sự lựa chọn của thanh niên đối với việc làm, nghề nghiệp, bên cạnh đó là cách thức họ tìm kiếm việc làm thông qua những thông tin, số liệu điều tra cụ thể trên địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 2005 – 2011, đặc biệt với sự tác động của việc gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế WTO (ngày chính thức có hiệu lực 11/1/2007). Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra được một số những khuyến nghị giúp cho chính những người thanh niên đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm có cơ hội tìm được việc làm, lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp trong thời kì hội nhập; Còn các nhà quản lí, hoạch định chính sách có những giải pháp để sử dụng tốt hơn nữa lực lượng lao động này. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Dinh Thi Mai Tram. 2. Gender: Female. 3. Date of birth: 15/5/1986. 4. Place of birth: Ninh Thanh commune health station. 5. Decision on recognition of learns number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH. Dated:14/10/2009. 6. Changes in academic process: No 7. The theme of the thesis: Employment, occupation integration in youth. Surveying on Ninh Binh city, Ninh Binh province (the period 2005-2011) 8. Major: Sociology. 9. Code: 60 31 30. 9. Supervisor: Dr. Truong An Quoc, Department of Sociology, University of Social Sciences And Humanities, Viet Nam National University, Ha Noi. 10. Summary of the findings of the thesis: Through the process of research, investigate, survey, thesis has obtained certain results: - Thesis shows needs, desires for employment, professional of youth. Survey shows large proportion (about 59% of youth) said that searching for a job, choosing a career of young people is difficult and 25.5% said it is very difficult. However, the biggest difficulty, obstacle that youth face in process searching for a job is the quantity of jobs very little but the number of registration dossier too much, further that is difficult to find a professional which suitable for trained majors. Facing these difficulties on the job, career makes young people choose a job with the criteria such as that good environment and working conditions, ensuring the stability, high income. Criteria such as promotion, suitability for trained majors, interests, asserting capacity themselves account for a low rate of young people evaluate highly the importance. This is the flexible adaptation of youth in integration process. However, between criteria for job, career that youth given and the satisfaction level with their work are also different at present. The youth don’t really sastisfy with their current work. Difficulties on finding jobs and demand, expectations to be worked of youth also is clearly shown on changing in work. This is shown in ratio large (60%) young people have ever changed job (1 time, 2 times, over 2 times). Youth labour are ready to accept to do temporary jobs then they will look for better jobs. - Clarifies ways to look for a job, select a career: To look for a job, select a career, youth access the major information resources from their relatives, friends and internet. Information from the resources: television, newspapers, radio stations, job centres, the organizations, associations accounts for only low rate. Of which, information from internet is different from educational level. Young people who with high educational level can approach better information resources about employment on internet. Job centres and organizations are not responed to supply information about employment for labour in general and youth labour in parcular. Thereby can realize that, youth mainly look for a job by their social network and social capital. - Assesses ability to meet requires for job, career. Assesses qualification, skills of youth at present (level of English, informatics, communication, team work, presentation). One of them, communication skill of youth is assessed better, the next is level of informatics. Team work, presentation skills, level of English are assessed less. In working process, youth labour have to experience retraining process of business, office, organization to be able to response requires of the job. In working process, youth also have to usually study to enhance qualification, knowledge, skills, in that, way that youth usually apply is reading documents, studying professional books, learning, exchanging with friends, colleagues, person in charge (the same workplace), following, it is the way: learning, exchanging with friends, colleagues (different workplace). Other ways: ask consultations, meet their teachers, the experts account for small proportion of youth apply. - In addition, the thesis also gives some recommendations towards job, career of the youth in the integration period in study area. 11. Practical applicability: Thesis takes an overview of the ability to meet requirements for job, career of youth in the integration period; needs and choices of youth to occupation. Beside that is way they find a job through information sources, detailed survey data on study area in the period 2005 - 2011, specially under the impact on joining the International Trade Organization WTO (the officially effective date 01/11/2007). In addition, thesis also makes some recommendations to help the young people who are wishing to find employment opportunities, choice an appropriate professional in the integration period ; As managers, policy makers have solutions to use a better way this labor force. 12. Further research directions: No 13. Thesis-related publications: No

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây