TTLV: Nghiên cứu so sánh chống tham nhũng ở Trung Quốc và Việt Nam

Thứ ba - 21/11/2017 03:23

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trương Đức Thọ                       

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 28-03-1976

4. Nơi sinh: Phúc Thành, Vũ Thư, Thái Bình

5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/2015/QĐ-XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu so sánh chống tham nhũng ở Trung Quốc và Việt Nam

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế            Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thế Anh, Viện nghiên cứu Trung Quốc

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã làm rõ nội hàm khái niệm tham nhũng ở Trung Quốc và Việt Nam, từ đó làm cơ sở nhận diện rõ bản chất, căn nguyên cốt lõi dẫn đến tham nhũng, những hệ lụy và nguy cơ tác động ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị xã hội. Luận văn cũng đã phân tích, so sánh và làm rõ mô hình, thực tiễn triển khai và kết quả công tác phòng chống tham nhũng của Trung Quốc sau Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc và của Việt Nam kể từ Đại hội 11 đến nay.

Luận văn cho rằng, những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác phòng chống tham nhũng ở Trung Quốc với Việt Nam thời gian qua cho thấy có những điểm tương đồng và khác biệt giúp Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm. Cụ thể là: Đảng và Chính phủ hai nước đều thể hiện quyết tâm chống tham nhũng, đã triển khai quyết liệt nhiều chính sách, biện pháp chống tham nhũng. Cả hai nước bước đầu thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên, cũng có một số điều khác biệt về thể chế, cơ chế, biện pháp trong công tác chống tham nhũng. Đặc biệt, ở Việt Nam, việc xử lý những người vi phạm tham nhũng luôn thể hiện tính nhân văn, mang tính chất răn đe, còn ở Trung Quốc, những cán bộ cấp cao vi phạm tham nhũng bị xử lý rất kiên quyết như: bị cắt chức, khai trừ khỏi Đảng và truy tố trước pháp luật. Luận văn cũng chỉ ra một số điểm bất cập, còn tồn tại hạn chế trong công tác phòng chống tham nhũng ở Trung Quốc và Việt Nam, từ đó giúp các cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn, điều chỉnh phương pháp, cách thức triển khai phòng chống tham nhũng cho phù hợp trong tình hình mới.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận văn đã làm nổi bật nguy cơ, hệ lụy, những tác động ảnh hưởng tiêu cực của tệ nạn tham nhũng mang lại đối với đời sống xã hội ở hai nước Trung Quốc và Việt Nam. So sánh phân tích làm rõ tương đồng, khác biệt, đúc rút một số bài học kinh nghiệm trong phòng chống tham nhũng ở Trung Quốc, gợi mở để các cơ quan chức năng của Việt Nam nghiên cứu, tham khảo trong công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta trong thời gian tới.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Duc Tho Truong                    2. Sex: Men

3. Date of birth: March 28, 1976               4. Place of  birth: Thai Binh

5. Admission decision number: No 3683/2015/QĐ-XHNV on December 31, 2015 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Comparative study of anti-corruption in China and Vietnam

8. Major: International Relations                Code: 60.31.02.06

9. Supervisors: Dr The Anh Hoang – Chinese Research Institute

10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis has clarified the connotation of the concept of corruption in China and Vietnam, which is the basis for identifying the nature and root causes of corruption, the implications and the risk of impact on social politics economic life. The thesis has also analyzed, compared and clarified the model, practical implementation and results of China’s anti-corruption work after the 18th National Congress of the Communist Party of China and Vietnam’s anti-corruption work since the 11th National Congress of the Communist Party of Vietnam to the now on.

The thesis argues that theoretical and practical issues in the fight against corruption in China and Vietnam over time show that there are similarities and differences to help Vietnam can refer to experience. Specifically, the Party and the Government of the two countries have shown determination to fight corruption, drastically implemented many policies and measures against corruption. Both countries have initially achieved certain results. However, there are a number of differences on institutions, mechanisms and measures in the anti-corruption work. In particular, in Vietnam, the handling of corrupt offenders has always shown humanity and deterrence, while in China, high-level corruption offenders are handled in a very resolute manner: being dismissed, removed from the Party and prosecuted before the law. The thesis also points out some inadequacies and shortcomings in the anti-corruption work in China and Vietnam, thereby helping the Vietnamese authorities continue to study, select and adjust methods of implementing anti-corruption in the new situation.

11. Practical applicability, if any:

The thesis highlighted the risks, implications and negative impacts of corruption on social life in China and Vietnam. Comparing, analyzing and clarifying the similarities and differences, drawing some lessons learned in the anti-corruption work in China, suggesting that the Vietnamese authorities should study and consult in our country’s anti-corruption work in the coming time.

12. Further research directions, if any:

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây