TTLV: Tiếp cận hai bộ phim Khi con là nhà (2017) của Vũ Ngọc Đãng và Hai Phượng (2019) của Lê Văn Kiệt từ góc nhìn văn hóa

Chủ nhật - 20/11/2022 20:52
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Khánh Huyền                                            
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22/07/1997
4. Nơi sinh: Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số 2705/2020/QĐ-XHNV ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Tiếp cận hai bộ phim Khi con là nhà (2017) của Vũ Ngọc Đãng và Hai Phượng (2019) của Lê Văn Kiệt từ góc nhìn văn hóa
8. Chuyên ngành: Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình;                       Mã số: 8210232.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Năm Hoàng, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn Tiếp cận hai bộ phim Khi con là nhà (2017) của Vũ Ngọc Đãng và Hai Phượng (2019) của Lê Văn Kiệt từ góc nhìn văn hóa hướng đến nhiệm vụ tìm hiểu và tiếp cận hai bộ phim dưới góc nhìn văn hóa, cụ thể là xem xét sự chuyển động vận động về các mảng văn hoá trong hai bộ phim thông qua vấn đề cốt lõi là sự hình dung, sự thể hiện về không gian văn hoá Nam Bộ, mối quan hệ giữa con người trong văn hoá ứng xử với cộng đồng, với chính mình, sự va đập của các giá trị văn hoá trong đời sống tinh thần con người. Qua đó thấy được đời sống của làng quê hay thành thị ở Việt Nam hiện lên đầy chân thực, đó không chỉ là vẻ đẹp nên thơ, hữu tình của sông nước làng mạc, sự trù phú của thiên nhiên, mà còn là cuộc sống sinh tồn của mỗi con người.
Đồng thời, luận văn nhìn nhận những yếu tố nổi bật về phương diện tự sự và ngôn ngữ điện ảnh của hai bộ phim để làm rõ dấu ấn vùng miền và dấu ấn phong cách của mỗi đạo diễn từ góc nhìn văn hóa. Các đạo diễn đã lồng ghép những bản sắc và căn tính văn hóa thông qua hoàn cảnh, câu chuyện của mỗi nhân vật, mỗi gia đình, mỗi khu vực vùng miền,… ảnh hưởng bởi những con người của thời đại, những con người chứa đựng mâu thuẫn, nỗi niềm suy tư về cuộc sống.
Luận văn kết hợp sử dụng cách tiếp cận điện ảnh dân tộc, tác giả, thể loại, văn hóa học – lịch sử với các phương pháp nghiên cứu liên ngành như văn hoá học, nhân học. Lí thuyết nền tảng cho luận điểm của luận văn là lí thuyết về văn hóa học, phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu điện ảnh. Ở luận văn này, văn hóa được nhìn trong cả những đặc điểm về không gian sinh thái, không gian xã hội; mối quan hệ của con người với cộng đồng và ới chính mình; các khuôn mẫu văn hóa từ thiên nhiên và đời sống xã hội. Các thao tác phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp sẽ được vận dụng trong quá trình triển khai các luận điểm.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name : Nguyen Khanh Huyen                              
2. Sex: Female                                                       
3. Date of birth: 22/07/1997                                            
4. Place of  birth: Quang Ninh
5. Admission decision number: 2705/2020/QĐ-XHNV signed by VNU University of Social Sciences and Humanities’s Academic Director; Dated 24/12/2020                                                   
6. Changes in academic process:                                                                                              
7. Official thesis title: Approaching two films: My son is my home (2017) by Vu Ngoc Dang and Furie (2019) by Le Van Kiet from a cultural perspective.                                                   
8. Major: Theory and history of film and television         9. Code: 8210232.01               
9. Supervisors: Ph.D Nguyen Thi Nam Hoang; Faculty of Literature, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of the findings of the thesis:
            Thesis of Approaching two films: My son is my home (2017) by Vu Ngoc Dang and Furie (2019) by Le Van Kiet from a cultural perspective towards the task of understanding and approaching the two films from a cultural perspective. Specifically, considering the movement of cultural segments in the two films through the core issue of visualization and representation of the Southern cultural space, the relationship between people in the culture and the environment, the cultural behavior with the community, with oneself, the collision of cultural values ​​in human spiritual life. Thereby, the life of the village or city in Vietnam appears full of truth, which is not only the poetic and charming beauty of the village's rivers, the richness of nature, but also the life of the people. survival of every human being.
            At the same time, the thesis recognizes the outstanding elements in terms of narrative and visual language of both films to clarify the regional and the stylistic imprints of each director from a cultural perspective. The directors have integrated cultural identities and identities through the circumstances and stories of each character, family, region, influenced by the people of the times, the people. contains contradictions, thoughts about life.
            The thesis combines the approach of ethnic cinema, author, genre, cultology - history with the interdisciplinary research methods such as culturology, anthropology. The basis principles of the position of the thesis is the theory of culturology, the approach to culture in film research. In this thesis, culture is seen in both ecological and social space characteristics; people's relationships with the community and with themselves; cultural patterns from nature and social life. The use of analysis, synthesis, comparison and collation will be applied in the process of developing theses.
11. Practical applicability, if any:                                                                                            
12. Further research directions, if any:                                                                                   
13. Thesis-related publications:

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây