TTLV: Quan hệ an ninh, quốc phòng Liên minh Châu Âu - Mỹ (2009-2021)

Thứ tư - 16/11/2022 20:58
1. Họ và tên học viên: Đỗ Duy Hùng                                    2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 20/01/1985
4. Nơi sinh: Hạ Long, Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/2020/QĐ-XHNV ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ an ninh, quốc phòng Liên minh Châu Âu - Mỹ (2009-2021)
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế; Mã số: 8310601.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Trần Điệp Thành, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn tập trung làm rõ mối quan hệ an ninh, quốc phòng EU - Mỹ trong giai đoạn 2009-2021, trong đó chỉ ra các yếu tố tác động và thực trạng hợp tác. Từ đó nêu bật những thay đổi của mối quan hệ này dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama và Donald Trump. Trên cơ sở đó có những đánh giá tổng thể về mối quan hệ an ninh, quốc phòng EU - Mỹ (2009-2021) và dự báo xu hướng vận động thời gian tới.
Trong giai đoạn 2009-2021, mối quan hệ an ninh, quốc phòng EU - Mỹ trải qua những thời điểm nóng lạnh nhất định do chính sách đối ngoại, an ninh khác biệt giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Donald Trump. Trong khi đó, EU thúc đẩy triển khai CSDP với quyết tâm nâng cao năng lực tự chủ quốc phòng, phát triển các thể chế an ninh mang bản sắc chính trị EU. Mặc dù vậy, tác động từ bối cảnh khu vực, thế giới, bao gồm sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc, nguy cơ khủng bố, chương trình hạt nhân của Iran và nhất là mối đe dọa an ninh từ Nga, đã duy trì “dòng chảy” trong hợp tác an ninh, quốc phòng EU - Mỹ.
Dù còn không ít thách thức, đặc biệt là những nghi kỵ chiến lược, mối quan hệ an ninh, quốc phòng xuyên Đại Tây Dương nhiều khả năng sẽ tiếp tục được củng cố và thúc đẩy thời gian tới dựa trên những tương đồng về lợi ích chiến lược. Đặc biệt, xung đột quân sự Nga - Ukraine không chỉ cho thấy những lỗ hổng an ninh, quốc phòng khó có thể sớm khắc phục của EU; tái khẳng định vai trò an ninh quan trọng của Mỹ và NATO đối với EU, mà còn đang kéo theo những thay đổi mang tính bước ngoặt của cục diện thế giới. Từ đó buộc Mỹ và EU phải thắt chặt mối quan hệ đồng minh truyền thống, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. 
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Căn cứ trên những phân tích, đánh giá và dự báo về mối quan hệ an ninh, quốc phòng EU - Mỹ có thể rút ra một số gợi ý chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với hai đối tác quan trọng hàng đầu là Mỹ và EU, đặc biệt là sự phối hợp, hợp tác EU - Mỹ để cạnh tranh ảnh hưởng với Nga, Trung Quốc ở khu vực châu Âu và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thời gian tới.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
 
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Do Duy Hung                                  2. Sex: Male
3. Date of birth: 20/01/1985                                   4. Place of  birth: Quang Ninh
5. Admission decision number: 2705/2020/QĐ-XHNV         Dated: 24/12/2020
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: EU-US security-defence relations (2009-2021)
8. Major: International Relationship                        9. Code: 8310601.01
10. Supervisors: Dr. Tran Diep Thanh, University of Social Sciences and Humanites - Vietnam National University, Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis:
           The thesis clarifies the EU-US security-defence relations during the period from 2009 to 2021, focusing on impacting factors and cooperation between the two partners to highlight changes in the relations under the presidencies of Barrack Obama and Donald Trump. Basing on those analyses, overall assessments of the EU-US security-defence relations (2009-2021) and predictions about future trends are drawn out.
           During the 2009-2021 period, the EU-US security-defence ties underwent certain rises and falls due to differences in foreign and security policies of the US President Barrack Obama and Donald Trump. Meanwhile, EU promoted its CSD, bearing in mind a determination to uphold its defence self-control, develop security regimes with EU’s characteristics. Nevertheless, impacts of international and regional situation, including the strong rise of China, terrorist threats, Iran’s nuclear program and mostly security threats from Russia, have maintained “mainstream” in the EU-US security-defence cooperation.
             Despite challenges, especially strategic suspensions, this trans-Atlantic security-defence cooperation is likely to be strengthened and promoted in the future thank to similarities in strategic interests. In particular, the Russia-Ukraine military conflicts has not only showed the EU’s security-defence gaps, which are unlikely to be covered soon; reconfirmed the important roles of the US and NATO to the EU’s security, but also leaded to a turning point in the world’s situation. Therefore, the US and the EU have to tightened their traditional alliance, especially in terms of security and defence.
12. Practical applicability, if any: Basing on analyses, assessments and forecasts about the EU-US security-defence relations, several foreign policy recommendations can be drawn out for Vietnam to deal with its 2 top partners, the EU and the US, especially given the coordination and cooperation between the EU and the US to compete with Russia and China for influence in the Indo-Pacific in the future.
13. Further research directions, if any: None
14. Thesis-related publications: None

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây