TTLV: Tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới

Thứ hai - 12/11/2012 00:56
Thông tin luận văn "Tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới" của HVCH Đỗ Thị Thu Trang, chuyên ngành Văn học Việt Nam.
Thông tin luận văn "Tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới" của HVCH Đỗ Thị Thu Trang, chuyên ngành Văn học Việt Nam. 1. Họ và tên học viên: Đỗ Thị Thu Trang 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 18/05/1984 4. Nơi sinh: Tp Ninh Bình, Ninh Bình 5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới 8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Hương; Công tác tại: Viện Văn học. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: (nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có) Trong khuôn khổ của một đề tài luận văn, tôi vận dụng những kiến thức về thể loại tiểu thuyết, văn học sử để nghiên cứu tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới. Kết quả của quá trình nghiên cứu mà tôi đã thực hiện như sau: 1. Lê Lựu là một trong những cây bút có đóng góp quan trọng đối với nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Trong bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi từ sau chiến tranh đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) với đường lối chủ trương dân chủ hoá văn học, Lê Lựu đã cảm nhận tinh tế, nhạy bén nhu cầu phản ánh thực tại với tất cả những mặt biểu hiện của nó. 2. Lê Lựu khởi duyên với văn học từ thể loại truyện ngắn nhưng sau này ông lại gặt hái được nhiều thành công ở thể loại tiểu thuyết. Từ thành công vang dội của Thời xa vắng, Lê Lựu đã trình làng khá nhiều tác phẩm: Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Hai nhà… Hầu hết các tác phẩm của Lê Lựu đều phản ánh trung thực hiện tại, đi sâu vào đời sống của con người với muôn mặt biểu hiện của nó. Ở lĩnh vực nào của việc biểu hiện đời sống ông cũng cố gắng tối đa trong việc phản ánh bản chất sự việc và con người, nhìn nhận, đánh giá nó theo lăng kính đa chiều, không phiến diện. 3. Nói đến những đóng góp to lớn của Lê Lựu đối với nền văn học đổi mới chúng ta không thể không nói đến tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới. Tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới mang trong mình những dấu ấn của tiểu thuyết truyền thống đồng thời ông cũng tìm tòi, cách tân, hiện đại hoá tiểu thuyết cả về mặt nội dung và hình thức. 4. Tái hiện, biểu hiện cuộc sống và con người trong thời kì lịch sử mới, Lê Lựu không mong muốn gì hơn là dùng văn chương thanh lọc hiện thực và nhân phẩm, đạo đức của con người. Trong các sáng tác của mình, Lê Lựu luôn có cái nhìn khách quan, đa chiều đối với sự vật, hiện tượng, con người. 5. Nhìn nhận khái quát cả về nội dung và nghệ thuật ở bốn cuốn tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới, chúng ta có một cái nhìn khái quát, toàn diện hiện thực, lịch sử và con người của một thời, cái thời mà tác giả gọi là “thời xa vắng”. Sáng tác của Lê Lựu đã tạo ra một dấu ấn riêng, một tiếng nói riêng, một phong cách riêng. Có thể khẳng định Lê Lựu là một trong những nhà văn lớn của thời đại bên cạnh những tên tuổi quen thuộc như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Bảo Ninh, Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường, Hồ Anh Thái…

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Do Thi Thu Trang 2. Sex: Female 3. Date of birth: 18/05/1984    4. Place of birth: Ninh Binh Town, Ninh Binh 5. Admission decision number: 1883/QĐ-XHNV-SĐH Dated 21/10/2010 of Head Master of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University- Hanoi 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Le Luu Novel in renovation period 8. Major: Vietnamese literature; Code: 60 22 34 9. Supervisor: Associate Professor, Doctor: Mai Huong, Vietnam Institute of Literature 10. Summary of the findings of the thesis: Within the range of a thesis, I have applied knowledge about types of novel, historical literature to make a research on Le Luu novel in renovation period. Belows are some of mi findings: Le Luu is one of the writers who has important contribution to Vietnamese literature in renovation period. At that time, Vietnamese society had a lot of changes after war and especially after the National Congress of the Communist Party of Vietnam Number 6 in 1986 with the policy of democratizing literature. Le Luu was a highly sensitive person who was trying to reflect all the facts into literature. Le Luu started his career with short stories but he had more success on novels. After the resounding success of “Thoi xa vang”, Le Luu has introduced a lot of famous novels such as Chuyen lang Cuoi, Song o day song, Hai nha…Most of Le Luu’s works reflected all the dimensions of the facts. In every aspect of describing the life, he tried his best in displaying nature of things, people and evaluated it with a multi-dimensional prism. Talking about Le Luu’s great contribution to renovation literature, we cannot ignore his novels at renovation period. Le Luu’s novels during renovation period had a characteristic of traditional novels. However, he also searched, renewed, and modernized his novels in both content and appearance. Reappear, depict life and people in the new history period, Le Luu wanted to use literature to filter fact, human dignity, moral of peple. In his works, Le Luu always took an objective and multi-dimensional view to thing, phenomena and people. Reviewing both content and art in Le Luu’s four novels during renovation period, we can have a full view of fact, history of a past which is so-called “A time far past” (Thoi xa vang). Le Luu’s works had a different impression, different voice, different style. We can affirm that Le Luu is one of the big writers besides familiar names such as Nguyen Minh Chau, Ma Van Khang, Bao Ninh, Chu Lai, Nguyen Khac Truong, Ho Anh Thai…

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây