TTLV: Bạo lực học đường qua báo chí

Thứ hai - 12/11/2012 00:47
Thông tin luận văn "Bạo lực học đường qua báo chí" của HVCH Đoàn Văn Định, chuyên ngành Báo chí học.
Thông tin luận văn "Bạo lực học đường qua báo chí" của HVCH Đoàn Văn Định, chuyên ngành Báo chí học. 1. Họ và tên học viên: Đoàn Văn Định Giới tính: Nam 2. Ngày, tháng, năm sinh: 26/01/1985. 3. Nơi sinh: Trạm y tế xã Đa Lộc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. 5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: “Bạo lực học đường qua báo chí” 8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Hào Quang. (Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác) 10. Tóm tắt kết quả của luận văn: Nghiên cứu nêu ra vai trò của báo chí và nguyên nhân, các hình thức bạo lực, hệ quả và giải pháp nhằm hạn chế, ngăn chặn bạo lực học đường ở nước ta. Qua phản ánh của báo chí, bạn đọc đã có cái nhìn bao quát, sâu sắc hơn về thực trạng bạo lực học đường ở nước ta hiện nay. Khu vực thành thị có tỉ lệ bạo lực học đường cao hơn khu vực nông thôn, tỉ lệ này thể hiện ở tất cả các cấp học được đề cập. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là nơi có tỉ lệ bạo lực học đường cao nhất cả nước, tiếp đó là đến các tỉnh/thành phố Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Cần Thơ, Đồng Nai… Bạo lực học đường chủ yếu xảy ra ở 2 cấp học là THPT và THCS và thường gắn với tâm sinh lí lứa tuổi và cấp học. Chủ thể gây bạo lực là nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nữ giới và bạo lực học đường thường hướng đến nạn nhân cùng giới tính. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, phần lớn các vụ bạo lực học đường có đông người tham gia hoặc hoạt động theo băng nhóm. Bạo lực học đường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh những nguyên nhân cơ bản như như thiếu quan tâm, gương mẫu của gia đình, nhà trường và xã hội, bạo lực học đường còn nảy sinh từ một số lí do như: nhìn mặt thấy ghét, va chạm trong lúc vui chơi, trên đường đi học, đùa nhau quá trớn, mâu thuẫn cá nhân, nói xấu nhau qua diễn đàn, mạng xã hội, hay một số vụ việc là do học sinh yêu sớm, ghen tuông nên đánh nhau để trả thù. Ngoài ra, nguyên nhân nảy sinh bạo lực học đường có sự phân chia theo giới, nữ giới thường tập trung vào nguyên nhân "do ghen tuông, hiểu lầm cá nhân" và bạo lực do nam giới gây ra thường "do mâu thuẫn cá nhân, không ưa nhau". Bạo lực học đường thể hiện dưới nhiều hình thức khác như: đánh, đấm, tát, giật tóc, xé quần áo, dùng hung khí đâm chém, tạt axit, lăng mạ, làm nhục, trấn lột…. Và phần lớn các vụ bạo lực đều gây tổn thương tâm lí, hoảng loạn tinh thần, bị thương. Nghiêm trọng hơn, nhiều vụ bạo lực đã ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân. Trong khi những hình thức xử lí vẫn chỉ tập trung ở việc kỉ luật, cảnh cáo trước toàn trường, buộc học sinh thôi học, hạ bậc hạnh kiểm học sinh, cải tạo/giam giữ và số ít hình thức xử lí là phạt tù người gây ra bạo lực. Phần lớn các bài viết về chủ đề bạo lực học đường đều hướng đến việc đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm làm hạn chế tình trạng này. Những giải pháp nêu ra trong nghiên cứu được đúc rút từ chính thực trạng, nguyên nhân và hậu quả để lại từ những vụ bạo lực học đường cụ thể. Trong số những giải pháp được các trang báo đưa ra, 3 giải pháp chiếm tỉ lệ lớn nhất tập trung vào 3 môi trường cơ bản là gia đình, nhà trường và xã hội. Tiếp đến là những giải pháp như: học sinh tự hoàn thiện bản thân; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên; đổi mới nội dung, phương pháp dạy vào học; giáo dục kĩ năng sống cho người có hành vi bạo lực… Đây là những giải pháp thiết thực, toàn diện để tiến đến ngăn chặn bạo lực học đường ở nước ta hiện nay. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đề tài đã đưa lại cái nhìn tổng quan về vai trò của báo chí và thực trạng bạo lực học đường ở nước ta hiện nay. Thông qua số liệu tình hình bạo lực học đường qua 2 năm (9/2010-9/2012), nghiên cứu đã chỉ ra khu vực xảy ra bạo lực, đặc điểm về giới tính, cấp học, nguyên nhân, hình thức, hướng xử lí và các giải pháp nhằm ngăn chặn bạo lực học đường ở nước ta. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị giúp cho gia đình, nhà trường, xã hội và những cơ quan liên quan ngăn chặn bạo lực học đường hiệu quả hơn. Đối với những nhà quản lí xã hội và các cơ quan hoạch định chính sách có thêm cơ sở để đưa ra chính sách và biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường tốt hơn.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Doan Van Dinh. 2. Sex: Male. 3. Date of birth: 26/01/1985. 4. Place of birth: Da Loc commune health station, An Thi district, Hung Yen province. 5. Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH. Dated: 14/10/2009. 6. Changes in academic process: No. 7. Official thesis title: School violence reflected by the press media (2011-2012) 8. Major: Sociology. 9. Code: 60 31 30. 9. Supervisor: Associate Professor. Dr. Vu Hao Quang 10. Summary of the findings of the thesis: The study mentions about the role of press media and factors relating to school violence such as current situation, causes, violence types, consequences and solutions to this issue. Through reflection of press media, we can have deeper vision about the current school violence situation in our country. Urban areas have a higher rate of school violence than rural areas, at all educational levels. Ho Chi Minh city and Hanoi have the higest rate of school violence, then Hai Phong, Thai Nguyen, Bac Giang, Ha Tinh, Can Tho… School violence mainly occurs at junior and senior secondary schools and relating to the psychology and educational levels. School violence caused by school boys is higher than school girls and the violence aims at the same sex victims. The study results also show that the majority of school violence is caused by crowded people or groups. School violence is resulted from a variety of causes. Besides basic causes such as insufficient care of family, school and society, the school violence is also caused by other reasons such as dislike each other, deputes during playing with each other or on the way to school, personal conficts, defamation through forums, social network or falling in love with the same person…. In addition, the school violence is sex disaggregated, for shool girls, the main reason is "jealousness, personal misunderstanding" meanwhile, for school boys, the main reason is "personal contradiction, dislike each other". School violence occurs under different forms such as : fighting, punching, tearing clothes, using weapons, reviling…And most of school violence cases caused spychological, spiritual impacts, injury. More seriously, many violence cases caused death of the victims meanwhile the punishment methods still focus on warning students on the whole school, stopping student’s study, lower the student’s behavior rating, detaining and a few cases of being imprisoned. Most of articles on school violence focus on solutions to avoid this issue. Solutions mentioned in the study are drawn from the current situation, causes and consequences of specific school violence cases. Among solutions given out by articles, 3 main solutions focus on 3 basic environments i.e. family, school and society. Other solutions include : self-awareness, information, legal dissemination, innovations in training contents and methods, provision of living skills for students who have violence behaviors…These are practical, comprehensive solutions to prevent school violence in our country 11. Practical applicability: The study presents the overview about the role of press media and current situation of school violence in Vietnam at present. According to statistics of school violence for the past 2 years (9/2010-9/2012), the study showed the areas of violence occurrence, sex characters, educational levels, causes, types, solutions to prevent school violence in our country. In addition , the study also gives out some recommendations to help family, school, society and stakeholders to prevent school violence more effectively. The study also help social management and policy making agencies to have more bases to issue policies and solutions to prevent school violence better.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây