1. Họ và tên học viên: NGUYỄN PHƯỢNG ANH
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/10/1993
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số 3058/QĐ-XHNV ngày 24/10/2018 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về việc công nhận thí sinh trúng tuyển đào tạo thạc sĩ đợt 2 năm 2018.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Trách nhiệm của Văn phòng HĐND và UBND trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa công sở tại UBND huyện Chương Mỹ.
8. Chuyên ngành: Quản trị văn phòng; Mã số: 834040601
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Liên Hương
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn gồm 3 chương với các nội dung cơ bản như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về nội quy, quy chế, văn hóa công sở.
Ở chương này, tác giả nêu khái quát một số khái niệm cơ bản, yêu cầu, nhiệm vụ, tác dụng của việc thực hiện các nội quy, quy chế, văn hóa công sở trong các cơ quan, tổ chức.
Chương 2. Khảo sát thực trạng, đánh giá trách nhiệm của Văn phòng HĐND và UBND trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa công sở của UBND huyện Chương Mỹ.
Ngoài việc đánh giá thực trạng văn hóa công sở ở cơ quan, nội dung chính của chương này, tác giả muốn nêu bật được trách nhiệm của cơ quan tham mưu là Văn phòng HĐND và UBND huyện Chương Mỹ trong xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa công sở. Đánh giá ưu, nhược điểm và nguyên nhân.
Chương 3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả để nâng tầm văn hóa công sở tại UBND huyện Chương Mỹ.
Từ những nội dung đã đánh giá ở chương 2, ở chương cuối, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa công sở tại UBND huyện Chương Mỹ nói riêng và ở cơ quan nhà nước nói chung.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn giúp cho người đọc có một cách nhìn nhận, đánh giá khách quan về vai trò, trách nhiệm của Văn phòng ở UBND huyện Chương Mỹ nói riêng và Văn phòng ở các cơ quan khác nói chung trong thực hiện văn hóa công sở. Đồng thời, với những giải pháp đã đề ra là căn cứ cho cơ quan, tổ chức tham khảo, ban hành bộ nội quy, quy chế phù hợp để thực hiện một cách tốt nhất hoạt động văn hóa công sở.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Từ những nghiên cứu, khảo sát về việc thực hiện văn hóa công sở tại UBND huyện Chương Mỹ cho thấy môi trường văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan công quyền, từ đó định hướng được những nghiên cứu về giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, công tác cải cách hành chính; làm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không chỉ trong huyện Chương Mỹ mà cả Thủ đô Hà Nội hoàn thiện mình, phát huy hết năng lực, khuyến khích họ hăng say với công việc, mỗi người công chức đều thấy rõ trách nhiệm của mình và luôn tự nguyện làm tròn nhiệm vụ, hoàn thành tốt phần việc được giao, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Student's full name: NGUYEN PHUONG ANH.
2. Gender: Female.
3. Date of birth: 02/10/1993.
4. Birthplace: Ha Noi.
5. Student recognition decision number: 3058/QD-XHNV dated October 24th, 2018 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes during creation: None.
7. Thesis title:
Responsibilities of the Office of the People's Council and the People's Committee in building and organizing the implementation of the Office Culture at the People's Committee of Chuong My District.
8. Major: Office Administration. Subject code: 834040601
9. Instructor: PhD. Nguyen Lien Huong
10. Summary of the results of the thesis:
There are 3 chapters in the thesis with the following basic content:
Chapter 1. Theoretical framework for internal legislation, regulations and the atmosphere of the workplace.
The author explains some basic principles, criteria, tasks and consequences of the implementation in agencies and organizations of internal laws, regulations and office culture in this chapter.
The 2nd Chapter: Surveying the current situation, analyzing the roles of the People's Council Office and the People's Committee for the construction and implementation of the Chuong My District People's Committee's office community.
The author wants to emphasize the responsibility of the advisory agency as the Office of the People's Council and the Chuong My District People's Committee in building and organizing real display office culture, in addition to reviewing the current state of the office culture at the agency, the key content of this chapter. Assess the pros, cons and triggers.
The 3nd Chapter: Proposing productivity enhancement solutions to enhance office culture at the People's Committee of Chuong My District.
The author proposes a range of solutions to boost the performance of office culture at the Chuong My District People's Committee in particular and in state agencies in general, from the contents assessed in Chapter 2, in the last chapter.
11. Applicability in practice
The thesis allows readers to have an analytical view and evaluation of the position and duty of the Office in the People's Committee of Chuong My District in particular and the Office in the implementation of office culture in other agencies in general. At the same time, the suggested solutions form the basis for referring to the agencies and organisations and promulgating the necessary rules and regulations to ensure the best performance of the cultural activities of the office.
12. Further research directions:
Through research and survey on the implementation of office culture at the People's Committee of Chuong My district, it shows that a good office culture environment will create people's trust in the government, thereby orienting to find solutions to improve the operational efficiency of the State apparatus and administrative reform. Ensure that all cadres, civil servants, public servants, and workers in Chuong My district as well as the capital of Hanoi promote themselves, promote their full potential, motivate, and work enthusiastically. All cadres should be able to clearly understand their responsibilities and consistently perform the task well. self-discipline, completing duties to the highest standard, and helping to create powerful organizations and units.