TTLV: Đối chiếu thành ngữ đánh giá con người trong tiếng Lào và tiếng Việt

Thứ tư - 09/11/2022 03:55
1. Họ và tên học viên: Soudsadachanh PHAIMANY
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/09/1984
4. Nơi sinh: Thủ đô Viêng Chăn, Lào
5. Quyết định công nhận học viên số: 2175/QĐ-XHNV-ĐT ngày 23/11/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Đối chiếu thành ngữ đánh giá con người trong tiếng Lào và tiếng Việt
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học;                          Mã số: 8229020.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Anh Thi
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Qua việc đối chiếu 560 thành ngữ đánh giá con người trong tiếng Lào và 779 thành ngữ đánh giá con người trong tiếng Việt chúng tôi nhận thấy như sau:
1. Thành ngữ đánh giá con người trong tiếng Lào và tiếng Việt đều có điểm giống và khác nhau về đặc điểm cấu tạo, đều được cấu tạo từ 3 âm tiết trở lên, có số lượng âm tiết chẵn, tạo thành 2 vế đăng đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, thành ngữ trong 2 ngôn ngữ có sự khác biệt về số lượng thanh điệu, trong tiếng Việt có 6 thanh điệu, trong tiếng Lào chỉ có 5, có sự chênh lệch về tỷ lệ sử dụng số lượng âm tiết, về cấu trúc ngữ pháp, thành ngữ tiếng Việt chỉ có kết cấu 1 đến 2 vế, trong khi đó, thành ngữ tiếng Lào ngoài kết cấu 1, 2 vế còn có kết cấu nhiều vế.
2. Thành ngữ đánh giá con người trong tiếng Lào và tiếng Việt có điểm giống và khác nhau về đặc điểm ngữ nghĩa. Trong cả hai ngôn ngữ, thành ngữ đều có hai tầng nghĩa bao gồm nghĩa bóng và nghĩa đen, các chủ đề đánh giá con người của thành ngữ tiếng Lào và tiếng Việt tập trung vào các nội dung giống nhau như khuyên, giáo dục, khen - chê, chế diễu, phê phán, khẳng định vẻ đẹp của con người... Những điểm khác nhau về ngữ nghĩa, thành ngữ tiếng Lào bao gồm nghĩa đen và nghĩa tượng trưng, trong đó nghĩa biểu trưng chiếm số lượng lớn hơn so với nghĩa đen; khác nhau về sự lựa chọn hình ảnh biểu thị, so sánh và về cách diễn đạt,  thành ngữ  tiếng Việt sử dụng lối diễn đạt gián tiếp, còn thành ngữ Lào lại sử dụng cách diễn đạt trực tiếp.
3. Những sự tương đồng về cấu tạo là do đặc điểm loại hình của hai ngôn ngữ đều là phân tích tính, có thanh điệu, còn sự tương đồng về nghĩa thành ngữ do tương đồng văn hóa. Cũng có sự khác biệt văn hóa do các biểu trưng khác nhau, và có quan niệm khác nhau giữa hai dân tộc.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt cho người Lào, hoặc tiếng Lào cho người Việt .
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:  Mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ văn hóa trong hai ngôn ngữ Lào – Việt.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
 
1. Full name: Soudsadachanh PHAIMANY
2. Gender: Female
3. Date of birth: 16/09/1984                
4. Place of birth: Vientiane Capital, Lao PDR
5. Admission decision number: No 2175/QĐ-XHNV-ĐT dated November 23rd, 2019 made by The Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Comparing idioms about evaluating people in Lao and Vietnamese languages
8. Major: Linguistics;        Code: 8229020.01
9. Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Hoang Anh Thi
10. Summary of the results of the thesis: By comparing 560 idioms for evaluating people in Lao language and 779 idioms for evaluating people in Vietnamese, we have found the following results:
1. Idioms for evaluating people in Lao and Vietnamese both have similarities and differences in structural characteristics. They are all composed of 3 or more syllables with an even number of syllables, and forming 2 complete parts of an idiom. However, idioms in the two languages have differences including the number of tones, in Vietnamese there are 6 tones, but in Lao idioms there are only 5, a difference in the ratio of using the number of syllables and grammatical structure, Vietnamese idioms only have 1 to 2 - part structure, while in Lao idioms, apart from 1 and 2- part structure, also using a multi-part structure.
2. Idioms for evaluating people in Lao and Vietnamese languages have similarities and differences in semantic characteristics. In both languages, idioms have two layers of meaning including figurative and literal meaning, the topics of human assessment of Lao and Vietnamese idioms focus on the same contents such as advice, education, praise, criticism, affirmation of human beauty...etc. The differences in semantics, Lao idioms include literal and symbolic meanings, in which symbolic meanings account for a large number than the literal meanings; in term of the differences in the choice of images to represent, compare and express, Vietnamese idioms use indirect expressions, while Lao idioms use direct expressions.
3. The structural similarities are due to the typological characteristics of the two languages, both of which are analytic and tonal, while the similarity in idiomatic meanings is due to cultural similarities. There are also cultural differences due to different symbols and different conceptions between two nations.
11. Practical applicability, if any: The findings obtained from the study of the thesis can be applied in teaching Vietnamese to Lao people, or Lao language to Vietnamese people.
12. Further research directions, if any: Expanding the scope of research into linguistic and cultural issues in two languages Lao - Vietnamese.
13. Thesis-related publications: None

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây