TTLV:Quán ngữ biểu thị tình thái nhận thức không thực hữu trong tiếng Việt và các phương tiện biểu đạt tương đương trong tiếng Ý

Thứ năm - 10/11/2022 04:24
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Minh Nguyệt
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/03/1989
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: số 2705/2020/QĐ-XHNV Ngày: 24/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Quán ngữ biểu thị tình thái nhận thức không thực hữu trong tiếng Việt và các phương tiện biểu đạt tương đương trong tiếng Ý
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học;                                     Mã số: 8229020.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Minh Hà, TS. Đoàn Thị Thu Hà
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thu được danh sách 50 quán ngữ biểu thị tình thái nhận thức (TTNT) không thực hữu trong tiếng Việt và 47 phương tiện biểu đạt tương đương trong tiếng Ý. Sau khi miêu tả, phân tích và đối chiếu các đơn vị này, về cơ bản, chúng tôi đi đến một số kết luận như sau:
- Về đặc điểm hành vi cú pháp, quán ngữ TTNT không thực hữu tiếng Việt và các phương tiện biểu đạt tương đương trong tiếng Ý có những điểm tương đồng về vị trí xuất hiện chủ đạo trong câu (đầu câu) cũng như về tính ổn định tương đối của cấu trúc tổ hợp;
- Khác với tiếng Việt, tiếng Ý thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết, từ ngữ đi vào hoạt động trong câu chịu sự chế định của các quy tắc biến đổi hình thái nên các phương tiện tương đương quán ngữ biểu thị TTNT trong tiếng Ý không có sự linh hoạt về vị trí xuất hiện trong câu như quán ngữ TTNT không thực hữu tiếng Việt;
- Về kiểu loại thành tố cấu thành tổ hợp quán ngữ: nếu như trong tiếng Việt, các yếu tố hợp thành quán ngữ TTNT không thực hữu thường là các kết cấu có hình thức tiểu cú, kết cấu động ngữ và giới ngữ và hầu như không có các đơn vị ở cấp độ từ thì trong tiếng Ý các yếu tố thuộc cấp độ từ có khá nhiều (động từ, trạng từ tình thái);
- Về phương tiện biểu thị TTNT không thực hữu: nếu như tiếng Việt có các quán ngữ là đơn vị từ vựng học được sử dụng với tần suất cao trong giao tiếp của người bản ngữ thì trong tiếng Ý không chỉ có các phương tiện từ vựng mà còn có cả các phương tiện ngữ pháp. Nhóm phương tiện ngữ pháp này có thể được phân loại theo thức và thì của động từ trong đó nổi bật là thức giả định (congiuntivo) và thì tương lai.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Ứng dụng trong hoạt động dạy và học tiếng Ý như một ngoại ngữ cho đối tượng học viên người Việt Nam và cho đối tượng người Ý học tiếng Việt; gia tăng hiệu quả của quá trình biên - phiên dịch giữa hai ngôn ngữ Việt - Ý nhờ việc trang bị thêm vốn hiểu biết về ý nghĩa TTNT không thực hữu và phương tiện biểu đạt tương ứng trong tiếng Việt và tiếng Ý; ứng dụng trong việc xây dựng từ điển Việt - Ý và từ điển Ý - Việt.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Mở rộng phạm vi khảo sát quán ngữ tiếng Việt về các nội dung biểu thị tình thái nhận thức khác, đối chiếu với các phương tiện tương đương ở tiếng Ý; tìm hiểu các thang độ khác nhau của các phương tiện này về mức độ cam kết của người nói đối với tính chân thực (chắc chắn - không chắc chắn) của nội dung được truyền tải trong mệnh đề.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
- Nguyễn Minh Nguyệt (2022), Khảo sát các phương tiện biểu đạt tương đương quán ngữ tình thái nhận thức không thực hữu trong tiếng Việt qua các tác phẩm dịch tiếng Ý của Lê Minh Khuê, Kỷ yếu Hội thảo khoa học giáo viên Khoa tiếng Italia, tháng 5/2022, tr. 31 - 44.
 
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Minh Nguyet
2. Sex: Female
3. Date of birth: 08/03/1989                
4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: No 2705/2020/QĐ-XHNV Dated: 24/12/2020 by The Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Non-factive formulaic expressions in Vietnamese and the equivalents in Italian
8. Major: Linguistics                                 Code: 8229020.01
9. Supervisors: Dr. Vo Thi Minh Ha, Dr. Doan Thi Thu Ha
10. Summary of the findings of the thesis: Through corpus survey, we obtained a list of 50 non-factive formulaic expressions in Vietnamese and 47 equivalent means of expression in Italian. After describing, analyzing and comparing these units, we come the following conclusions:
- Regarding the characteristics of syntactic behavior, the non-factive formulaic expressions in Vietnamese and the equivalent means of expression in Italian have similarities in terms of dominant appearance in the sentence (the beginning of a sentence) as well as in terms of relative stability of the composite structure;
- Unlike Vietnamese, Italian is a fusion language, the words that come into action in sentences are governed by the rules of morphological change, so the non-factive epistemic equivalent means of expression in Italian are not flexible in the position it appears in the sentence like those in Vietnamese;
- Types of components that make up the non-factive formulaic expressions: if in Vietnamese, the elements that make up non-factive formulaic expressions are usually structures with sub-phrases, verb phrases and prepositional phrases and almost no word-level units, in Italian there are quite a few word-level elements (modal verbs, modal adverbs);
- Non-factive means of expression: if in Vietnamese there are formulaic expressions that are lexical units used with high frequency in the communication of native speakers, then in Italian there are not only the lexical means but also grammatical ones. This group of grammatical means can be classified according to verb tenses and moods of which the subjunctive mood (congiuntivo) and the future tense are prominent.
11. Practical applicability, if any: Application in teaching and learning Italian as a foreign language for Vietnamese students and for Italians learning Vietnamese; increasing the efficiency of the translation-interpretation of the two languages ​​Vietnamese - Italian by equipping them with an understanding of the non factive epistemic modality and corresponding means of expression in Vietnamese and Italian; application in building Vietnamese - Italian and Italian - Vietnamese dictionaries.
12. Further research directions, if any: Expand the scope of surveying of Vietnamese formulaic expressions on other epistemic modalities, comparing them with equivalent means in Italian; explore the different scales of these means in terms of the speaker's degree of commitment to the truthfulness (certainty - uncertainty) of the content conveyed in the proposition.
13. Thesis-related publications:
- Nguyen Minh Nguyet (2022), Survey of means of expression equivalent to non-factive formulaic expressions in Vietnamese through Italian translation books of Le Minh Khue, Proceedings of the Scientific Conference of Italian Faculty, May 2022, p. 31 - 44.


 

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây