TTLV: Vấn đề căn tính trong sáng tác của các tác giả di dân gốc Việt (qua một số tiểu thuyết được xuất bản trong nước thời gian gần đây)

Thứ ba - 24/11/2015 20:47

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đỗ Thuỳ Anh                                               

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 20/09/1991

4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề căn tính trong sáng tác của các tác giả di dân gốc Việt (qua một số tiểu thuyết được xuất bản trong nước thời gian gần đây)

8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam                             Mã số: 60.22.01.21

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Xuân Thạch – Khoa Văn học – Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Bên cạnh bộ phận văn học Việt Nam được sáng tác và xuất bản trong nước, vẫn tồn tại một bộ phận các tác giả gốc Việt, di cư ra nước ngoài. Họ sống tại một đất nước, nền văn hoá khác nhưng vẫn sáng tác bằng Tiếng Việt. Đến nay, một số tác phẩm của họ đã được xuất bản trong nước và được đánh giá cao bởi giới chuyên môn. Nhìn nhận những tác giả, tác phẩm này trong dòng chảy văn học đương đại nói chung, sẽ cho thấy một diện mạo riêng của bộ phận văn học Việt Nam tại nước ngoài, so với bộ phận văn học trong nước.

Từ tiếp cận xã hội học, chúng tôi đã chỉ ra có một sự lai ghép căn tính văn hoá, giữa căn tính văn hoá Việt và căn tính văn hoá phương Tây (tại đất nước các tác giả di cư đến và sinh sống). Hai căn tính văn hoá này đan xen, hoà quyện và chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình tác giả thích nghi với môi trường sống mới, được thể hiện qua cái nhìn mang ý thức hệ Việt Nam đối với những ứng xử văn hoá khác.

Một kiểu nhân vật phổ biến, lặp đi lặp lại trong sáng tác của bộ phận văn học Việt Nam tại nước ngoài là kiểu nhân vật không cội rễ. Những nhân vật này mang gốc gác, lai lịch Việt Nam nhưng sớm rời xa gia đình, quê hương, xứ sở. Họ đi tìm một ý nghĩa đích thực của sự sống, nhằm trả lời cho câu hỏi: Mình là ai? Mình đến từ đâu? Mình thuộc về nơi nào? Trong hành trình đi tìm kiếm bản thể ấy, họ luôn thường trực nỗi ám ảnh một niềm hoài niệm cố hương. Đó được xem như một điểm tựa tinh thần để những con người tha hương nương tựa trong hoàn cảnh vô xứ.

Những tác giả sống và sáng tác tại nước ngoài, có điều kiện tiếp xúc với đời sống văn học đương đại trên thế giới, đã học hỏi và tiếp thu được những kỹ thuật viết hiện đại (sự cá nhân hoá điểm nhìn trần thuật, kết cấu đa tầng, sự liên hệ văn học với báo chí…), trên cơ sở nền tảng là tiếng Việt – dấu ấn lâu dài và bền bỉ của căn tính dân tộc, tạo nên những đặc sắc nghệ thuật riêng trong các tác phẩm của mình, so với các tác phẩm văn học trong nước.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: 

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Vấn đề căn tính dân tộc/ chủ nghĩa dân tộc trong văn học Việt Nam đương đại

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Do Thuy Anh                          2. Sex: Female

3. Date of birth: 20/9/1991                           4. Place of  birth: Hai Phong City

5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 30/12/2013 by Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi    

6. Changes in academic process:                 

7. Official thesis title: Identity in works by Vietnamese immigrant authors (through novels published in Vietnam recently)        

8. Major: Vietnamese literature                     Code: 60.22.01.21     

9. Supervisors: Dr. Pham Xuan Thach

10. Summary of the findings of the thesis:              

- Aside from literature work written and published domestically, there exists a section of which authors are Vietnamese immigrants living in a foreign country. They live in a different country with different culture, and yet still write in Vietnamese. Up to present time, a number of their works has been published in Vietnam and have received good criticism. Studying these authors will offer new perspectives of a section of the Vietnamese literature abroad in contrast to that in Vietnam.

- From a social stand point, we have pointed out a fusion of culture identities, between the Vietnamese identity and that of Western culture (from where the authors currently reside.) These two identities fuse, merge and intergrate with one another during the process in which the authors adapt to their new living environment, evident through the Vietnamese ideology in comparison with other ideologies.

- One type of character predominent in these works is one with no root. These characters have Vietnamese root, but leaves their family and country from an early age. They search for a sense of purpose, a sense of belonging, answers to these questions: Who am I? Where am I from? Where do I belong? On that self-searching journey, they all possess to a certain extent an obsession of nostalgia. That is viewed as a spiritual anchor for one that belong to nowhere.

- Authors who live and write abroad has the opportunity to come into direct contact with the world’s contemporary literature works, and to take away from such works contemporary writing techniques, combining with the Vietnamese language as a foundation – a long and lasting sign of the national identity, to create individuality and uniqueness in their own work, as compared to that of other Vietnamese authors.

11. Practical applicability, if any:                  

12. Further research directions, if any:

National Identity/ Nationalism in contemporary Vietnamese literature             

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây