Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Văn Đáp
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 12/12/1991
4. Nơi sinh: Đỉnh - Phố Mới - Quế Võ - Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH. ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Hội nhập khu vực theo xu hướng cánh tả của các nước Mỹ Latinh đầu thế kỉ 21
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 60.31.02.06
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thế Quế
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã đạt được các kết quả sau:
Về tổng thể, luận văn đã đưa ra một phân tích khá chi tiết về xu hướng hội nhập khu vực cánh tả ở Mỹ Latinh trong khoảng thời gian đầu thế kỉ 21, góp phần cung cấp thông tin cập nhật và lý giải nhiều chiều về quá trình hội nhập khu vực cũng như phong trào cánh tả ở khu vực. Cụ thể,
Thứ nhất, luận văn đã phân tích bối cảnh thuận lợi trong và ngoài khu vực đưa đến sự hình thành và phát triển của xu hướng mới – xu hướng thiên tả, trong quá trình hội nhập khu vực của Mỹ Latinh.
Thứ hai, luận văn đã mô tả tiến trình, phân tích nội dung cũng như rút ra các đặc điểm từ xu hướng hội nhập cánh tả ở khu vực, vốn được chia thành hai xu hướng nhỏ hơn là xu hướng ôn hòa và cấp tiến.
Thứ ba, luận văn đã chỉ ra những thách thức mà xu hướng hội nhập khu vực cánh tả ở khu vực phải đối mặt. Từ đó, kết hợp với tình hình hiện tại để đưa ra những kịch bản về triển vọng ở hai mức độ là ngắn hạn và trung, dài hạn cho xu hướng hội nhập mới của khu vực.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả của luận văn có thể được sử dụng như một bài giảng về hội nhập khu vực cũng như về cánh tả Mỹ Latinh cho các sinh viên chuyên ban Châu Mỹ học, Khoa Quốc tế học.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Từ những kết quả của luận văn, có thể phát triển các nghiên cứu sâu hơn theo các hướng sau:
- Quá trình hội nhập khu vực ở Mỹ Latinh từ sau Chiến tranh Lạnh
- Các sáng kiến, thể chế, cơ chế hội nhập cụ thể như: UNASUR, CELAC, ALBA-TCP hay PetroCaribe; hoặc về chiến lược hội nhập của các quốc gia cụ thể: Brazil, Venezuela...
- Vai trò của các thể chế khu vực trong hợp tác liên khu vực của Mỹ Latinh với EU, ASEAN,...
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
- Bài viết “Xu hướng hội nhập khu vực cánh tả ở Mỹ Latinh đầu thế kỉ 21”, kỷ yếu tọa đàm “Lý thuyết cánh tả trong phát triển đất nước: Trao đổi kinh nghiệm giữa Việt Nam, Cộng hòa Liên bang Đức và các nước Mỹ Latinh”, IPAM, Hà Nội, 31/10/2015.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Van Dap 2. Sex:Male
3. Date of birth: 12/12/1991 4. Place of birth: Dinh - Pho Moi - Que Vo - Bac Ninh
5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH Dated Dêcmber 30th 2013 by Director of University of Social Sciences and Humannities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Leftist trend in regional integration in Latin America in the early of 21th century
8. Major: International relations Code: 60.31.02.06
9. Supervisors: Doctor Le The Que
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis has achieved the following results:
Overall, the thesis provides a relatively detailed analysis of leftist trends in regional integration in Latin America during the early part of the 21st century and to some extent, contributes to updating information and multidimensional explanations about the regional integration process as well as leftist movements in the region.
Following are some brief points:
Firstly, the thesis analyzes the favorable context in the region and beyond leading to the formation and development of new trends – leftist trends in the process of regional integration in Latin America.
Secondly, the thesis describes the process, analyzes the content and characteristics drawn from leftist integration trends in the region which is divided into two smaller trends: Moderate –wing and Radical-wing.
Thirdly, the thesis points out the challenges of regional integration trends facing leftists. Proposing short and medium-term scenarios and prospective trends in Latin American integration.
11. Practical applicability:
The results of the thesis can be used as a lecture on regional integration as well as for students majoring in Americas Studies at the Faculty of International Studies.
12. Further research directions:
The following further researches into Latin American integration could be conducted:
- The process of regional integration in Latin America since the end of the Cold War
- The specific integration initiatives, institutions, mechanisms, such as UNASUR, CELAC, ALBA-TCP or PetroCaribe; or integration strategies of specific countries such as Brazil, Venezuela
- The role of regional institutions in inter-regional cooperation between Latin America and EU, ASEAN, ...
13. Thesis-related publications:
- "Leftist trend in regional integration in Latin America in the early 21st century", Paper printed in the Proceedings of the intenational seminar "Left theories in national development: experience sharing among Vietnam, Germany and the Latin American countries ", IPAM, Hanoi, October 30, 2015.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn