1. Họ và tên học viên: Trần Thị Diễm
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/06/1993
4. Nơi sinh: Nghĩa Lạc – Nghĩa Hưng – Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số 4058/2022/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Mối quan hệ giữa lòng biết ơn và sự hài lòng cuộc sống của trẻ vị thành niên: Vai trò trung gian của điều chỉnh cảm xúc.
8. Chuyên ngành: Tâm lý học
9. Mã số: 8310401
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trương Quang Lâm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQGHN
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nghiên cứu hiện tại chỉ ra mối quan hệ giữa lòng biết ơn và sự hài lòng cuộc sống của trẻ vị thành niên, và vai trò trung gian của điều chỉnh cảm xúc. Khách thể nghiên cứu gồm 300 học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối tương quan thuận tích cực giữa lòng biết ơn và sự hài lòng cuộc sống của trẻ. Bên cạnh đó, vai trò trung gian của điều chỉnh cảm xúc được chứng minh, cụ thể là trong các chiến lược điều chỉnh cảm xúc, chiến lược suy nghĩ tiêu cực đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa lòng biết ơn và sự hài lòng cuộc sống. Từ các kết quả nghiên cứu thu được, luận văn đưa ra một số kiến nghị giúp nâng cao lòng biết ơn và sự hài lòng cuộc sống của trẻ vị thành niên, và giúp các em điều chỉnh cảm xúc phù hợp để hình thành và phát triển nhân cách tốt.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho gia đình và nhà trường việc giáo dục và hỗ trợ tâm lý cho học sinh, giúp nâng cao lòng biết ơn và sự hài lòng cuộc sống của các em. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi vị thành niên, các em có những khó khăn nhất định trong việc điều chỉnh cảm xúc khi đối mặt với những cảm xúc tiêu cực. Do đó, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học đường, để hướng tới hỗ trợ học sinh tốt hơn, giúp các em học tập tốt và nâng cao các cảm xúc tích cực.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
----------------------------
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Tran Thi Diem
2. Sex: Female
3. Date of birth: June 16th, 1993
4. Place of birth: Nghia Lac commune – Nghia Hung district – Nam Dinh province
5. Admission decision number: 4058/2022/QĐ-XHNV Dated December 28th, 2022
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: The relationship between gratitude and life satisfaction of adolescents: The mediating role of emotional regulation.
8. Major: Psychology
9. Code: 8310401
10. Supervisors: PhD Truong Quang Lam – lecturer in the Faculty of Psychology at The University of Social Sciences and Humanities - VNU
11. Summary of the findings of the thesis
The current study indicates the relationship between gratitude and life satisfaction among adolescents, and the mediating role of emotional regulation. The participants included 300 middle school and high school students in Hanoi city. The results indicate a positive correlation between gratitude and children's life satisfaction. Additionally, the mediating role of emotional regulation has been demonstrated, specifically in emotional regulation strategies, negative thinking strategies play a mediating role in the relationship between gratitude and life satisfaction. Based on the results obtained, the thesis proposes several recommendations to enhance the gratitude and life satisfaction of adolescents, and to help them appropriately regulate their emotions to form and develop good personality.
12. Practical applicability, if any
The results are a useful reference for families and schools in educating and providing psychological support to students, helping to enhance gratitude and life satisfaction of adolescents. In addition, at the adolescent age, they face certain difficulties in regulating their emotions when confronted with negative emotions. Therefore, the results are significant for experts in the field of school psychology, aiming to better support students, help them study well, and enhance their positive emotions.
13. Further research directions, if any:
14. Thesis-related publications: None