1. Họ và tên học viên: Đặng Thị Hồng Hạnh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/01/2000
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Mối liên hệ giữa thói quen ăn uống, sự hài lòng về cơ thể và cảm nhận hạnh phúc ở người trưởng thành.
8. Chuyên ngành: Tâm lý học; Mã số: 8310401
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà, Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nghiên cứu định lượng cắt ngang về “Mối liên hệ giữa thói quen ăn uống, sự hài lòng về cơ thể và cảm nhận hạnh phúc ở người trưởng thành”, tập trung vào tìm hiểu thực trạng và làm rõ mối liên hệ giữa chúng. Một cuộc khảo sát đã được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2024 với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, thu về được 239 người trưởng thành (từ 18 đến 45) độ tuổi trung bình 24.14, SD =5.39, trong đó nữ chiếm 76.2% và khu vực sinh sống chủ yếu ở thành thị của các tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên. Người tham gia khảo sát trả lời phiếu hỏi bao gồm hai phần. Phần 1: Gồm các thông tin nhân khẩu học (bao gồm giới tính, năm sinh, chỉ số cân nặng và chiều cao, khu vực sinh sống, tình hình kinh tế, nghề nghiệp hiện tại, loại hình gia đình, trình độ học vấn,…). Phần 2: gồm các công cụ nghiên cứu: Thang đo Thói quen ăn uống: Tầm quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe, tần suất các bữa ăn tại nơi cư trú, tần suất tiêu thụ các nhóm thực phẩm và nước uống, thói quen ăn uống theo cảm xúc, thời gian ăn uống hàng ngày (số bữa ăn đúng giờ trong ngày). Thang đo Sự hài lòng về cơ thể trong thang đo tổng Thang đo Hình ảnh cơ thể- ngoại hình MBSRQ-AS (Multidimensional Body-Self Relations Questionnaire- Appearance Scales) (Cash, 2000) đã được thích ứng tại Việt Nam bởi tác giả Trương Thị Khánh Hà, Phan Thị Thảo (2021) gồm 25 items; Thang đo cảm nhận hạnh phúc (Mental Health Continuum – Short Form; Keyes (1998, 2002)), viết tắt là MHC-SF đã được thích ứng tại Việt Nam bởi tác giả Trương Thị Khánh Hà (2015) gồm 14 items. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thói quen ăn uống ở người trưởng thành tương đối lành mạnh được thể hiện qua việc ăn đúng bữa, tiêu thụ nhiều rau củ quả và nước lọc, hạn chế đồ uống có ga và rượu bia. Người trưởng thành có sự hài lòng về cơ thể và cảm nhận hạnh phúc tương đối tốt. Có sự khác biệt theo các nhóm: Nữ giới quan tâm nhiều hơn đến ngoại hình và có xu hướng ăn uống theo cảm xúc cao hơn nam giới. Nhóm trên 25 tuổi có thói quen ăn uống lành mạnh hơn và cảm nhận hạnh phúc cao hơn nhóm 18-24 tuổi. Thu nhập càng cao thì thói quen ăn uống càng lành mạnh và mức độ hài lòng với cuộc sống càng cao. Có mối liên hệ mang ý nghĩa thống kê giữa thói quen ăn uống, sự hài lòng về cơ thể và cảm nhận hạnh phúc ở người tưởng thành. Trong mối quan hệ dự báo: Thói quen ăn uống (bữa sáng, nước) giải thích được 13% biến thiên của cảm nhận hạnh phúc. Sự hài lòng về cơ thể giải thích được 27.5% biến thiên của cảm nhận hạnh phúc. Sự hài lòng về cơ thể đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa thói quen ăn uống và cảm nhận hạnh phúc. Sự đánh giá về tình hình kinh tế và hoạt động tập thể dục đóng vai trò như biến điều tiết trong mối quan hệ giữa thói quen ăn uống và sự hài lòng về cơ thể và cảm nhận hạnh phúc.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Dang Thi Hong Hanh
2. Sex: Female
3. Date of birth: 08/01/2000
4. Place of birth: Thai Binh
5. Admission decision number: 4058/2022/QĐ-XHNV Dated: 28/12/2022
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: The Relationship Between Eating Habits, Body Satisfaction, and Subjective Well-Being in Adults
8. Major: Psychology Code: 8310401
9. Supervisors: Truong Thi Khanh Ha, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam, National University, Hanoi, Vietnam
10. Summary of the findings of the thesis:
A cross-sectional quantitative study titled “The Relationship Between Eating Habits, Body Satisfaction, and Subjective Well-Being in Adults” focused on investigating the current situation and clarifying the relationships among these variables. The survey, conducted from April to May 2024, employed a convenience sampling method and collected data from 239 adults aged 18 to 45 (mean age = 24.14, SD = 5.39). Among the participants, 76.2% were female, and most resided in urban areas of Hanoi, Thai Binh, and Hung Yen provinces. Respondents answered a questionnaire divided into two sections. Section 1 included demographic information such as gender, year of birth, weight and height indices, area of residence, economic status, current occupation, family type, and educational level. Section 2 consisted of research instruments: the Eating Habits Scale, which measured the importance of food for health, meal frequency at home, consumption frequency of food and beverages, emotional eating habits, and daily eating schedule (number of on-time meals per day); the Body Satisfaction Scale, adapted from the Multidimensional Body-Self Relations Questionnaire - Appearance Scales (MBSRQ-AS) (Cash, 2000) by Truong Thi Khanh Ha and Phan Thi Thao (2021), with 25 items; and the Subjective Well-Being Scale, adapted from the Mental Health Continuum – Short Form (MHC-SF) by Keyes (1998, 2002) by Truong Thi Khanh Ha (2015), with 14 items. The findings indicated that adults exhibited relatively healthy eating habits, such as regular meals, high consumption of vegetables and water, and limited intake of carbonated drinks and alcohol. They reported moderate levels of body satisfaction and subjective well-being. Females were found to care more about appearance and showed a higher tendency for emotional eating compared to males. Adults over 25 demonstrated healthier eating habits and greater well-being than those aged 18–24, while higher income was linked to healthier eating habits and greater life satisfaction. A significant statistical relationship was observed between eating habits, body satisfaction, and subjective well-being. In predictive relationships, eating habits (e.g., breakfast and water consumption) accounted for 13% of the variance in subjective well-being, while body satisfaction explained 27.5% of the variance. Body satisfaction played a mediating role between eating habits and subjective well-being. Additionally, economic status and physical exercise served as moderators in the relationships between eating habits, body satisfaction, and subjective well-being.