Tìm kiếm hồ sơ

TS. Đỗ Thị Hương Thảo

Email thaodth@vnu.edu.vn
Chức vụ Đang cập nhật
Đơn vị Khoa Lịch sử

Giới thiệu / kỹ năng

I. Thông tin chung  

  • Năm sinh: 1975.
  • Email: thaodth@vnu.edu.vn
  • Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử.
  • Học vị: Tiến sĩ.                                 Năm nhận: 2014.
  • Quá trình đào tạo:

1996: Đại học, Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

2000: Thạc sĩ, Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

2002: Tham gia khóa đào tạo Nghiên cứu Liên ngành do Quỹ Ford và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức.

2003: Học tập tại khoa Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên cứu Á Phi, Đại học Humboldt Berlin, Cộng hòa liên bang Đức

2014: Tiến sĩ, Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

9-11/2010: Học tập và làm việc tại Trường Đại học Nhân văn và Khoa học Xã hội, California State University Fullerton, Mỹ

  • Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh (B2)..
  • Hướng nghiên cứu chính: Lịch sử giáo dục Nho học Việt Nam, Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Tiếp xúc và giao lưu văn hóa.

II. Công trình khoa học

Sách

  1. Thi Hương thời Nguyễn (Qua hai trường thi Hương Hà Nội và Nam Định), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2016
  2. Thăng Long - Hà Nội - Thư mục công trình nghiên cứu (đồng chủ biên), Nxb Hà Nội, 2010.

Chương sách

  1. “Những khác biệt giữa trường thi Hương Việt Nam và Trung Quốc - Tiếp cận so sánh” (trong: Việt Nam trong Lịch sử Thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, tr. 345-364).
  2. Phố trưởng trong bộ máy chính quyền thành phố Hà Nội thời thuộc địa” (viết chung) (trong: Lịch sử Đô thị Việt Nam - Tư liệu và Nghiên cứu, Nxb ĐHQG HN, 2016; cũng trong: Kỷ yếu hội thảo khoa học Quản lý và Phát triển Thăng Long - Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, H, 3. 2008).
  3. Phần “Giáo dục” (trong: Địa chí Đông Anh, Nxb Chính trị Quốc gia, 2016).
  4. “The Nguyen’s policies on Confucian education promotion in Southern Vietnam”, (trong: Vietnam in History and Transformation - Selected Reading, Lambert Academic Publishing, 201).
  5. “GS. Trần Quốc Vượng: Người dạy học không theo lối mòn” (trong: Còn là tinh anh - Cống hiến của GS. Trần Quốc Vượng cho Khoa học Xã hội và Nhân văn”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016).
  6. “Quốc gia Đại Việt thế kỷ X - XV - Một số vấn đề lịch sử, văn hóa” (trong: Toàn cảnh Khảo cổ học Việt Nam (Perspective on the Archaeology of Vietnam), Bonn, 2015).
  7. “Cao Xuân Dục và những đóng góp của ông qua hai bộ sách Đăng khoa lục” (viết chung) (trong: Kỷ yếu Hội thảo khoa học Danh nhân văn hóa Đông các Đại học sĩ Cao Xuân Dục, tổ chức tại Nghệ An ngày 6 tháng 12 năm 2012).
  8. “Diện mạo trường thi Hương cuối cùng ở Bắc kỳ - Trường thi Hương Nam Định” (trong: Một chặng đường Nghiên cứu Lịch sử (2006 - 2011), Nxb Thế giới, H., 2011, tr. 551-570).
  9. Mục V, chương IV “Khai mở nền văn hóa Thăng Long, văn minh Đại Việt”, in trong Vương triều Lý (1009-1226), Nxb. Hà Nội, H., 2010
  10. “Văn hóa và lối sống đô thị ở thủ đô Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay” (trong: Trương Minh Dục, Lê Văn Định (chủ biên), Văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam - Một cách tiếp cận, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 303-334).
  11. “Giá trị của tài liệu lưu trữ: Qua nghiên cứu trường hợp “Trường hợp thi Hương Nam Định”” (trong: Kỷ yếu hội thảo khoa học "Khai thác và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn", Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2010).
  12. Thăng Long - Hà Nội - Tuyển tập văn hóa (tham gia biên soạn), Nxb Hà Nội, 2010.
  13. Thăng Long - Hà Nội -Tuyển tập Văn học Nghệ thuật (tham gia biên soạn), Nxb Hà Nội, 2010.
  14. Biên niên Lịch sử Thăng Long - Hà Nội (tham gia biên soạn), Nxb.Hà Nội, 2010.
  15. “Quốc Tử Giám thời Lý - tiền đề cho sự phát triển giáo dục quốc gia (qua khảo sát vùng Thăng Long - Hà Nội)”, in trong Kỷ yếu Hội thảo "1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long", Nxb Thế giới, Hà Nội, 2009.
  16. Lê Thái Tổ - Người đặt tảng nền cho sự phát triển Nho học thời Lê sơ” (trong: Khởi nghĩa Lam Sơn và thành lập vương triều Lê (Kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm 580 năm giải phóng Đông Quan và thành lập vương triều Lê), Nxb Hà Nội, H., 2008).
  17. Phần “Văn hóa” (trong: Địa chí Cổ Loa, Nxb Hà Nội, H., 2007).
  18. Phần “Văn hóa” (trong: Địa chí Nam Định, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003).
  19. “Triều Lý với sự khởi lập nền giáo dục Nho học Việt Nam” (trong: Kỷ yếu hội thảo khoa học Lý Công Uẩn và vương triều Lý, Nxb Đại học Quốc gia, H., 2001, tr. 283-292).

Bài báo

  1. “Mối quan hệ giữa giáo dục- khoa cử và chính trị: Góc nhìn khác từ giáo dục Nho học Việt Nam thế kỷ XIX”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, ISSN 2354-1172, tập 3, số 1, 2017, tr. 42-53.
  2. “Chính sách khuyến khích giáo dục của nhà Nguyễn ở Nam bộ Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3, 2013, tr. 20-26.
  3. “Chính sách giáo dục thời Nguyễn: Tiếp cận từ danh hiệu Phó bảng”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7 (435), 2012, tr. 17-29.
  4. “Những thay đổi của trường thi Hương Thăng Long - Hà Nội dưới tác động của quá trình Pháp xâm lược Việt Nam”, Tạp chí Khoa học (ĐHQG HN), tập 28, số 4, 2012, tr. 244-253.
  5. “Dấu ấn Việt hóa trong Nho giáo thời Trần”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 8/2009.
  6. “Trường thi Hương cuối cùng ở Bắc Kỳ - Trường thi Hương Nam Định” (viết chung), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4 (tr. 11-19); số 5 (tr. 48-59), 2008.
  7. “Về kỳ thi bổ sung trong kỳ thi Hương truyền thống” (viết chung), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9 (365), 2006, tr. 30-35.
  8. “Khác biệt văn hoá”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 4, năm 2006, tr. 92-94, 98.

III. Đề tài KH&CN các cấp

  1. Những vấn đề cải cách giáo dục thời Nguyễn (chủ trì), Đề tài cấp ĐHQG HN, QX.09.03, 2010-2011.
  2. Trường thi Hương Nam Định (chủ trì), Đề tài cấp Trường ĐH KHXH & NV, 2005-2006.
  3. Xây dựng luận cứ bảo tồn phát huy giá trị di sản không gian văn hóa Nguyễn Du (tham gia), Đề án nghiên cứu cấp ĐH QGHN, 2010-2012.
  4. Bản sắc văn hóa Việt Nam qua tiếp xúc và giao lưu văn hóa (tham gia), Đề tài trọng điểm cấp ĐHQG HN, 2009-2011.
  5. Văn hóa và lối sống đô thị trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (tham gia), Đề tài cấp Nhà nước, mã số KX.03.20, 2006-2010.
  6. Xây dựng hồ sơ Di sản Hoàng thành Thăng Long đệ trình UNESCO (tham gia), Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, 2007-2008.
  7. Điều tra, sưu tầm tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội, thuộc Dự án “Điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” (tham gia), Đề tài khoa học cấp Thành phố Hà Nội, 2007-2010.
  8. Biên niên Thăng Long Hà Nội (tham gia), Đề tài khoa học cấp thành phố Hà Nội, 2006- 2008.
  9. Tủ sách Thăng Long - Hà Nội (tham gia), Đề tài khoa học cấp thành phố Hà Nội, 2005- 2010.
  10. Thăng Long - Hà Nội với vai trò trung tâm chính trị - hành chính của đất nước: Những bài học về quản lý và phát triển (tham gia), Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX. 09.02, 2005 - 2008.
  11. Hoạt động đối ngoại của Thăng Long - Hà Nội: những bài học kinh nghiệm (tham gia), Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX. 09.03, 2005-2008.
  12. Giáo dục đào tạo Thăng Long - Hà Nội định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (tham gia), Đề tài cấp nhà nước KX. 09.03, Hội Khoa học Lịch sử, 2004-2008
  13.  Nghiên cứu điều tra khảo sát sưu tầm hệ thống tư liệu lịch sử và văn hóa dân gian khu vực Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) (tham gia), Đề tài khoa học cấp thành phố Hà Nội, 2003.

IV. Giải thư­ởng, học bổng

  1. Giải Nhì, Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Quỹ giải thưởng sử học Phạm Thận Duật dành cho Luận án Tiến sĩ Sử học đạt kết quả xuất sắc năm 2014.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây