Ngôn ngữ
Tên tác giả: Dương Thị Hương
Tên luận án: Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Ngành khoa học của luận án: Văn học
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.01.21
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu: chỉ ra những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại; nêu lên vai trò và những đóng góp quan trọng của văn hóa tâm linh trong việc đổi mới, cách tân tiểu thuyết Việt Nam trên cả phương diện phản ánh và biểu hiện; làm rõ tính dân tộc và tính hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại thông qua yếu tố văn hóa tâm linh.
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại sau 1986.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Phương pháp tiếp cận văn hóa học; phương pháp tiếp cận thi pháp học; phương pháp loại hình; phương pháp tiếp cận liên ngành; phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
Luận án đã chỉ ra những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại như không – thời gian văn hóa tâm linh, các hiện tượng văn hóa tâm linh, các nghi thức văn hóa tâm linh.
Luận án đã phân loại và phân tích những đặc trưng cơ bản của loại hình nhân vật văn hóa tâm linh, một kiểu nhân vật đặc sắc của văn học Việt Nam sau đổi mới 1986.
Luận án đã nêu lên những phương thức biểu hiện văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
3.2. Kết luận
Sự xuất hiện của văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại đánh dấu quá trình “hiện đại hóa” một cách toàn diện của văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết Việt Nam nói riêng. Văn hóa tâm linh không đơn thuần là công cụ, phương tiện giúp truyền tải tư tưởng nghệ thuật mà còn là đối tượng miêu tả trực tiếp của các nhà văn
Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại có biểu hiện đa dạng, phong phú trên các phương diện không – thời gian, nhân vật, cấu trúc tác phẩm, phương thức biểu hiện… Mặt khác, văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại vừa có sự kế thừa yếu tố văn hóa tâm linh trong văn học trung đại, vừa học sự tập, tiếp thu các yếu tố tâm linh trong văn học phương Tây hiện đại.
Việc khắc họa văn hóa tâm linh là một trong những nhân tố nổi bật thúc đẩy sự phát triển của nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại trên cả hai bình diện số lượng và chất lượng.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Duong Thi Huong
Thesis title: Spiritual culture in contemporary Vietnamese novels
Scientific branch of the thesis: Literature
Major: Vietnamese literature Code: 62.22.01.21
The name of postgraduate training institution: VNU University of Social Sciences and Humanities
Thesis purpose and objectives:
Purpose of the study: To indicate the manifestations of spiritual culture in contemporary Vietnamese novels; To highlight the roles and important contributions of spiritual culture in the renewal and innovation of Vietnamese novels in terms of both reflection and expression; To clarify ethnicity and modernity in contemporary Vietnamese novels through spiritual cultural factors.
Research object: Spiritual cultural factors in contemporary Vietnamese novels after 1986.
1. Research methods
Cultural approach; Poetrical approach; Type-based approach; Interdisciplinary approach; Statistical and classification methods; Analytical and synthetic methods; Comparative methods.
2. Major results and conclusions
2.1. The major results
The thesis points out the manifestations of spiritual culture in contemporary Vietnamese novels such as the space-time aspect, the phenomena and the rituals of the spiritual culture.
The thesis classifies and analyzes basic characteristics of the spiritual cultural characters, which is a unique type of characters in Vietnamese literature after the 1986 innovation.
The thesis mentions methods of spiritual culture manifestations in contemporary Vietnamese novels.
2.2. Conclusions
The emergence of spiritual culture in contemporary Vietnamese novels marks comprehensive "modernization" of Vietnamese literature in general and of Vietnamese novels in particular. Spiritual culture is not only a tool and a means of conveying artistic ideas but also the object of direct description the writers.
Spiritual culture in contemporary Vietnamese novels has diversified and rich manifestations in aspects of space-time, characters, novel structure, modes of expression, etc.. On the other hand, spiritual culture in contemporary Vietnamese novels both inherits spiritual cultural elements in Vietnamese medieval literature and acquires the spiritual elements in modern Western literature.
The depiction of spiritual culture is one of the prominent factors that promote the development of contemporary Vietnamese novels both in quantity and in quality.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn