TYLA: Đảng lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)

Thứ tư - 06/11/2019 02:16

Tên luận án: Đảng lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)

Ngành khoa học của luận án:  Lịch sử

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam           Mã số: 62 22 0315

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

- Mục đích nghiên cứu của luận án:

Nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng trong quan hệ với Liên Xô trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), nhận xét những ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng trong quan hệ với Liên Xô thời kỳ này.

- Đối tượng nghiên cứu của luận án:

Luận án nghiên cứu chủ trương và chỉ đạo của Đảng trong quan hệ của Việt Nam với Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê… được vận dụng phù hợp trong giải quyết những nội dung nghiên cứu cụ thể của luận án.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Luận án làm sáng tỏ chủ trương của Đảng đối với quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).

- Luận án tái hiện một cách khách quan, khoa học quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – xã hội trong quan hệ với Liên Xô thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

- Luận án đánh giá khánh quan ưu điểm, hạn chế trong lãnh đạo quan hệ Việt Nam – Liên Xô của Đảng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).

- Từ những kết quả nghiên cứu, luận án rút ra kinh nghiệm từ thực tế lãnh đạo của Đảng đối với quan hệ Việt Nam – Liên Xô thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Những kinh nghiệm được rút ra có giá trị tham khảo trong quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga và công tác đối ngoại của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Kết luận

Sau khi nghiên cứu đề tài: “Đảng lãnh đạo quan hệ Việt Nam với Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)”, luận án đã đạt được một số kết quả sau:

1. Trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam trong những năm 1954 - 1975, quan hệ Việt Nam – Liên Xô trước năm 1954, đường lối kháng chiến chống Mỹ của Đảng, đặc biệt là đường lối đối ngoại, luận án đã làm rõ những chủ trương của Đảng trong quan hệ với Liên Xô trong hai giai đoạn 1954 – 1964, 1965 – 1975. Xuyên suốt trong kháng chiến chống Mỹ, chủ trương của Đảng đối với quan hệ Việt Nam – Liên Xô là vun đắp, xây dựng và phát triển tình hữu nghị Việt – Xô; độc lập và tự chủ trong quan hệ với Liên Xô; giữ thế cân bằng trong quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc, tăng cường đoàn kết quốc tế trong phe XHCN. Đây là những chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình quốc tế và trong nước, huy động được sự ủng hộ quốc tế cho cuộc kháng chiến, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.

2. Luận án đã khôi phục một cách tương đối khách quan, đầy đủ quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng đối với quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước qua giai đoạn 1954 – 1964 và giai đoạn 1965 – 1975. Sự chỉ đạo thực hiện của Đảng trong quan hệ với Liên Xô thời kỳ kháng chiến chống Mỹ thể hiện rõ sự chủ động và linh hoạt trước những biến đổi của hoàn cảnh thế giới và trong nước. Trong giai đoạn này, tuy quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô có lúc thăng trầm, song về cơ bản vẫn là quan hệ hữu nghị và hợp tác. Trên các mặt về chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, quân sự - quốc phòng, văn hóa – xã hội đều có sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước, thể hiện rõ sự ủng hộ của Liên Xô đối với cách mạng Việt Nam.

3. Trong quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện của Đảng đối với quan hệ Việt Nam – Liên Xô, bên cạnh nhiều thành tựu đã đạt được cũng còn có những hạn chế nhất định. Trong một số thời điểm, Đảng có cách nhìn nhận, đánh giá Liên Xô chưa thực sự khách quan dẫn tới có những quan điểm chỉ đạo chưa phù hợp gây ảnh hưởng tới quan hệ hai nước. Thêm vào đó, đôi khi trong thực hiện quan hệ với Liên Xô đôi khi chưa được khéo léo và phù hợp trong một số thời điểm. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng là do tác động của các nhân tố khách quan chi phối: là sự phức tạp của quan hệ quốc tế, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên Xô, quan hệ lợi ích giữa các nước lớn…

4. Từ những chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện của Đảng với quan hệ Việt Nam – Liên Xô thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, có thể rút ra một số kinh nghiệm có giá trị cho đối ngoại của Việt Nam hiện nay, đó là: đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu trong hoạch định chủ trương đối ngoại; giữ vững độc lập, tự chủ trong quan hệ ngoại giao với các nước; nhận thức đúng về đối tác để đề ra chủ trương, biện pháp đối ngoại phù hợp; cân bằng quan hệ giữa các nước trong ngoại giao và việc cần thiết phải nhận thức rõ về mối quan hệ giữa đối nội và đối ngoại. Những kinh nghiệm đó cần được kế thừa, phát huy ở hiện tại trong mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế trên thế giới, đặc biệt là trong quan hệ với Liên bang Nga.

                                                                      SUMMARY OF DISSERTATION FOR DOCTERAL DEGREE

Author’s name: Doan Thanh Thuy

Thesis title: The  Communist Party of Vietnam lead the relationship between Vietnamese and the Soviet Union in the resistance against the US (1954-1975)

Scientific branch of the thesis: History

Major: History of the  Communist Party of  Vietnam      Code: 62 22 03 15

1. Purpose and objectives of dissertation for docteral degree

- Dissertation’s purpose:  

Researching the Party's policy and direction for implementation of relationship with the Soviet Union in the war against the US enermy (1954-1975), remarking the ascendants, limitations and evolving experiences from the Party’s  leadership in the relationship with the Soviet Union during this period.

- Dissertation’s objectives:

 This dissertation research the guidline and conduct of the Communist party of Vietnam in the relationship between Vietnamese and the Soviet Union in the war against the United States (1954-1975).

2. Research methods

Based on the methodology of Marxism-Leninism, the thesis uses a combination of research methods such as: Historical method, logical method, comparative method, integrated approach, statistics, etc to carry out the thesis tasks set out.

3. Major results and conclusions

3.1. Major results

          - The thesis clarifies the Party's policy on Vietnam-Soviet relationship in the battle  against the US Army (1954-1975).

- The thesis objectively and scientifically renders the Party's guidance on the implementation of the political, economic, military, cultural and social aspects of relationship with the Soviet Union during the anti-American resistance period.

- The thesis evaluates the advantages and limitations of the leadership of Vietnam - Soviet relationship of the Party during the resistance war against the US (1954-1975).

- From the research results, the thesis draws experience from the Party's leadership in Vietnam - Soviet relations during the period of resistance against the US (1954-1975). The experiences drawn are valuable for reference in Vietnam-Russia relations and the Party's foreign affairs in the current period.     

3.2. Conclusions 

          After studying the topic: "Party leading Vietnam relations with the Soviet Union in the war against the US Army (1954-1975)", the thesis has achieved some following results:

1. On the basis of studying the historical context of the Vietnam revolution in the years 1954 - 1975, the Vietnam-Soviet relationship before 1954, the Party's anti-American resistance line, especially the foreign policy line. , the thesis clarified the Party's guidelines in relations with the Soviet Union in two periods 1954 - 1964, 1965 - 1975. Throughout the resistance against the US, the Party's policy for Vietnam - Soviet relations. nurturing, building and developing Vietnam-Soviet friendship; independence and autonomy in relations with the Soviet Union; keep a balance in relations with the Soviet Union and China, strengthen international solidarity in the socialist camp. These are the right guidelines, in line with the international and domestic situation, mobilizing international support for the resistance war, contributing significantly to the final victory.

2. The thesis has restored a relatively objectively and fully process of the Party's guidance on the implementation of the Vietnam - USSR relationship in the war against the US Army and saved the country through the period of 1954-1964 and the period. 1965 - 1975. The direction of the Party in its relations with the Soviet Union during the anti-American war clearly showed its proactiveness and flexibility in the face of changes in world and domestic circumstances. During this period, although relations between Vietnam and the Soviet Union were ups and downs, it was still basically friendly and cooperative. In terms of politics - diplomacy, economics - trade, military - defense, culture - society, there is a close cooperation between the two countries, showing the Soviet’s support to the Vietnamese Revolution.

3. In the process of planning and directing the Party's implementation of Vietnam-Soviet relations, besides many achievements, there are also certain limitations. At some point, the Party has a view and view that the Soviet Union is not really objective, leading to inappropriate guidelines that affect relations between the two countries. In addition, sometimes in conducting relations with the Soviet Union, it was sometimes not clever and appropriate at some time. The underlying cause of the limitations of the Party's leadership is due to the influence of objective factors: the complexity of international relations, the adjustment of Soviet foreign policy, relations. benefits among major countries ...

4. From the Party's undertakings and direction to Vietnam-Soviet relationship during the resistance battle against the US, it is possible to draw some valuable experiences for Vietnam's foreign affairs today. are: putting national and national interests first in foreign policy planning; maintain independence and autonomy in diplomatic relations with other countries; properly aware of partners to set out appropriate foreign policies and measures; balance relations between countries in diplomacy and the need to be well aware of the relationship between internal and external relations. Such experiences should be inherited and promoted in the present in expanding relations with countries and international organizations around the world, especially in the relationship with the Russian Federation.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây