TYLA: Quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam

Thứ tư - 06/11/2019 02:15

Tên tác giả: Trần Thị Minh Thu

Tên luận án: Quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam

Ngành khoa học của luận án:  Quốc tế học

  Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế                 Mã số: 62 31 02 06

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

            1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam.

- Mục đích nghiên cứu: Làm rõ quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam. Từ đó, khuyến nghị những giải pháp về chính sách đối ngoại tôn giáo và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về những vấn đề liên quan đến quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam.

            2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận án là các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế. Luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp phân kỳ lịch sử, nghiên cứu thực địa; so sánh, đối chiếu; phân tích, tổng hợp; đánh giá tư liệu, hệ thống hóa,... để luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam cũng như tác động của nó đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó gợi mở những giải pháp về chính sách đối ngoại tôn giáo cũng như nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

            3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Luận án đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam qua việc làm rõ đặc điểm, vai trò của Hồi giáo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong quan hệ quốc tế; qua phân tích chính sách đối ngoại của Việt Nam và các quốc gia Hồi giáo liên quan đến Hồi giáo.

- Luận án làm rõ thực trạng quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam ở hai khu vực tập trung đông tín đồ Hồi giáo là Đông Nam Á và Trung Đông - Bắc Phi.

          - Từ kết quả nghiên cứu, Luận án rút ra những đánh giá về tác động từ các mối quan hệ quốc tế cũng như xu hướng hội nhập quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam. Qua đó, đưa ra những khuyến nghị về giải pháp liên quan đến quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam.

3.2. Kết luận

Hồi giáo là một tôn giáo có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện nay. Ở Việt Nam, cộng đồng Hồi giáo chiếm số lượng rất ít so với dân số và với các tôn giáo khác, song, với những đặc điểm riêng biệt của mình, cộng đồng này đã tích cực hội nhập với cộng đồng Hồi giáo khu vực Đông Nam Á và khu vực Trung Đông - Bắc Phi.

Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo nói chung, đối với Hồi giáo nói riêng là vừa tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tôn giáo của chức sắc, chức việc, tín đồ Hồi giáo, vừa phát huy những mặt tích cực trong cộng đồng Hồi giáo; tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng Hồi giáo Việt Nam hội nhập quốc tế phù hợp chính sách đối ngoại của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Cộng đồng Hồi giáo Việt Nam, thông qua các mối quan hệ quốc tế của mình, là cầu nối góp phần giúp Đảng, Nhà nước tăng cường quá trình hợp tác với các quốc gia Hồi giáo khu vực Đông Nam Á và Trung Đông - Bắc Phi.

Quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa tôn giáo hiện nay đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi về phía Nhà nước nghiên cứu, ứng xử theo nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia, cộng đồng và mỗi công dân trong đó có tín đồ Hồi giáo.

                                                                      SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Tran Thi Minh Thu

Thesis Title: International relations of Vietnam Islamic community

Scientific branch of the thesis:  International study

  Major: International relations                 Code: 62 31 02 06

Postgraduate training institution: University of Social Science and Humanity – Vietnam National University, Hanoi.

          1. Research goals and subjects

- Research subjects: The thesis focuses on researching the international relations of Vietnam Islamic community.

- Research goals: The thesis clarifies the international relations of Vietnam Islamic community. Basing on that, the thesis recommends some solutions to the policies on religious foreign affairs and improvement in State management over the issues related to international relation of Vietnam Islamic community.

          2. Research methodology

The main methods used in the thesis are the methods of studying international relations. The thesis also uses other methods like Historical periodization, field research; comparative and contrastive methods; analysis, synthesis; document review, systematization, etc….. so as to explain the theoretical and practical basis of international relations of Vietnam Islamic community as well as their impact on all aspects of social life, thereby suggesting solutions to the policies on religious foreign affairs as well as improving the efficiency of the State management over the issues related to international relation of Vietnam Islamic community.

          3. Major results and conclusions

3.1. Major results

- The thesis has provided the theoretical and practical basis of international relations of Vietnam Islamic community by clarifying the characteristics and role of Islam in all aspects of social life, especially in international relations; through the analysis of the Islam-related policies of Vietnam and Islamic countries.

- The thesis clarifies the status of international relations of Vietnam Islamic community in the two heavily Islamic areas including Southeast Asia and the Middle East - North Africa.

          - From the research results, the thesis finalizes the assessments on the impact of international relations and the tendency of international integration of Vietnam Islamic community.

3.2. Conclusion

Currently, Islam is a religion that plays an important role in international relations. In Vietnam, the Islamic community accounts for a minor part of the population compared to other religions. However, with its unique characteristics, this community has actively integrated with the Islamic community of Southeast Asia and the Middle East - North Africa region.

The policies of the Party and the State of Vietnam on religion in general and Islam in particular are to respect and ensure the right to religious freedom of Islamic dignitaries, clergy persons, and followers on the one hand and promote positive aspects of the Islamic community, making it easier for Vietnam Islamic community to integrate internationally in accordance with the policies on foreign affairs of the Party and the State. Through its international relations, Vietnam Islamic community acts as a bridge to assist the Party and the State in strengthening cooperation with Islamic countries in the areas of Southeast Asia and the Middle East - North Africa.

International relations of Vietnam Islamic community in the current context of globalization of religion raise many issues that require the State to research and conduct on the principle of ensuring the harmonization of the interests of the nation, the community and the citizens including Islamic followers.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây