Ngôn ngữ
Tên tác giả: Trần Thu Minh
Tên luận án: Những chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ năm 2005 đến nay
Ngành khoa học của luận án: Đông phương học
Chuyên ngành: Trung Quốc học Mã số: 62 31 06 02
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu: Luận án phân tích và làm rõ sự chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ năm 2005 đến nay và các nhân tố dẫn đến chuyển biến. Trên cơ sở đó, làm rõ bản chất và tác động của mối quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ sau năm 2005.
Đối tượng nghiên cứu: chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Phương pháp tư liệu: Phương pháp phân tích, tổng hợp, Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh;
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia;
Phương pháp nghiên cứu liên ngành và đa ngành: Luận án vận dụng linh hoạt các phương pháp như lịch sử, chính trị học...
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Luận án đã xác định được hai mốc chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ sau năm 2005: một là, chuyển biến sau khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2005; hai là, chuyển biến sau khi hai nước nâng cấp lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2013. Luận án đã phân tích dựa vào các nhân tố như Xu hướng, Sự kiện lớn, và Những thành tựu lớn, tìm ra được nguyên nhân dẫn đến sự chuyển biến.
- Luận án phân tích thực trạng quan hệ Trung Quốc – Indonesia trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội qua các giai đoạn: từ 2005-2013, từ 2013-nay, so sánh với giai đoạn trước năm 2005, đánh giá mức độ quan hệ song phương dựa theo các tiêu chí trong bảng thước đo mức độ quan hệ đối tác chiến lược của học giả Gajauskai (2013), qua đó đánh giá sự chuyển biến trong quan hệ hai nước, trả lời các câu hỏi: Chuyển biến trên lĩnh vực gì? Chuyển biến theo chiều hướng nào? Tính chất của mỗi lần chuyển biến là thay đổi dần dần hay đột ngột?
- Từ các nhân tố dẫn đến sự chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia trong mỗi giai đoạn, Luận án vận dụng Thuyết bất đối xứng và Lý thuyết về cường quốc tầm trung, phân tích nhằm nhận diện chính sách của Trung Quốc đối với Indonesia và chính sách của Indonesia đối với Trung Quốc với cách tiếp cận coi quan hệ hai nước là quan hệ giữa một cường quốc và một cường quốc tầm trung. Dựa trên khung đo về chính sách “phòng bị nước đôi” (hedging) của các quốc gia nhỏ hơn do học giả Kuik (2008) đề xuất, Luận án đã so sánh chính sách Trung Quốc của Indonesia với chính sách của một số quốc gia khác trong khu vực, và tìm ra được nét đặc sắc trong chính sách của Indonesia trong ứng xử với Trung Quốc.
- Luận án đã đánh giá tác động của những chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia đối với bản thân hai nước, với các nước khác trong khu vực, và với Việt Nam.
3.2. Kết luận
- Sau khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2005, quan hệ Trung Quốc – Indonesia có nhiều phát triển trong giai đoạn trước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, trong lĩnh vực chính trị - an ninh, hợp tác còn khiêm tốn, việc ký kết các văn kiện hợp tác song phương thường diễn ra trong bối cảnh đặc thù, khi hai nước cần sự hậu thuẫn từ đối phương trong các vấn đề khu vực. Hợp tác song phương trong lĩnh vực văn hóa xã hội cũng chưa thu được thành tựu đáng kể.
- Bước sang thập niên thứ 2 thế kỷ XXI, trong bối cảnh mới, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2013. Từ năm 2013 đến nay, quan hệ hai nước có nhiều bước tiến quan trọng, cả trên lĩnh vực chính trị và kinh tế, do hai nước có nhiều điểm bổ sung trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, mối quan hệ đối tác chiến lược này chưa thật sự bền vững, do còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, như vấn đề thâm hụt thương mại, vấn đề an ninh trên biển, hay vấn đề lao động Trung Quốc tại Indonesia...
- Việc phát triển quan hệ Trung Quốc – Indonesia góp phần thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – ASEAN, khuyến khích sự phát triển của một xu hướng liên kết kinh tế do Trung Quốc dẫn dắt ở khu vực, đồng thời làm gia tăng sự can dự của các nước lớn vào khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu quan hệ Trung Quốc – Indoneisa có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu chiến lược gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, tìm hiểu cách thức Indonesia ứng phó với chiến lược gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực cung cấp cho Việt Nam mô hình kiểu “quan hệ đối tác chiến lược” của Trung Quốc, mô hình phản ứng của nước yếu thế hơn, mô hình cân bằng ảnh hưởng của các nước lớn…, giúp Việt Nam có được phương án khéo léo nhưng đủ cứng rắn trong quan hệ với quốc gia láng giềng khổng lồ này./.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Tran Thu Minh
Thesis title: The Evolutions of Sino-Indonesia Relations after 2005
Scientific branch of the thesis: Oriental Studies
Major: Chinese Studies Code: 62 31 06 02
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University.
1. Thesis purpose and objectives
Thesis purpose: The thesis analyzes and clarifies the evolutions/ changes of Sino-Indonesia relations from 2005 and the factors leading to the changes. On that basis, clarifying the nature and impact of Sino-Indonesia relations after 2005.
Thesis objectives: the evolutions/ changes in Sino-Indonesia relations.
2. Research methods
Document research methods, such as: analysis, synthesis, statistic, comparative methods;
Experts interviews method;
Interdisciplinary and multidisciplinary research methods: The thesis applies methods such as historical methods, political science methods…
3. Major results and conclusions
3.1. The major results
- The thesis has identified two milestones in Sino-Indonesia relations after 2005: firstly, changes after the establishing Strategic Partnership of the two countries in 2005; secondly, changes after the two countries upgraded to Comprehensive Strategic Partnership in 2013. In order to discover the causes which led to changes in the relationship, the thesis analyzed based on factors such as Trends, Great Events, and Great Achievements.
- The thesis analyzes and compares the current situation of Sino-Indonesia relations in the fields of politics - security, economy, socio-culture between two periods: 2005-2013 and 2013-present. By assessing the level of bilateral relations based on the criteria of strategic partnerships in Gajauskai's research (2013), the thesis has assessed the changes in bilateral relations, answer below questions: Which fields have changes taken place in? What is the trend of the changes? Is the nature of each change incremental or disruptive?
- The thesis applied Asymmetry Theory and the Theory of Midrange Powers, analyzed to identify China's policies toward Indonesia and Indonesia's policies toward China from a perspective of a relationship between a Great Power and a Middle Power. Based on the measurement framework of the “hedging” policy of smaller countries proposed by Kuik (2008), the thesis compared Indonesia's policies toward China with some other countries’ policies toward China, to find out the characteristics of Indonesia’s policy in dealing with China.
- The thesis has assessed the impacts of changes in Sino-Indonesia relations on the two countries themselves, on other countries in the region, and on Vietnam.
3.2. Conclusions
- After establishing Strategic Partnership in 2005, Sino-Indonesia relations has evolutions in comparison with previous period, especially in the economic field. However, in the field of politics - security, cooperation is still modest, the signing of bilateral cooperation documents often takes place in a specific context, when the two countries need the support of the other in regional issues. Bilateral cooperation in the field of socio- culture has not achieved significant achievements either.
- In the new context of the 21st century, the two countries have upgraded their relations to Comprehensive Strategic Partner in 2013. From then on, the relationship between the two countries has made significant progress in both political and economic fields. However, this Strategic Partnership is not really sustainable, due to many unresolved issues, such as trade deficit, maritime security, or Chinese labor issues in Indonesia ...
- The evolutions of Sino-Indonesia relations contributes to the promotion of China-ASEAN relations, encourages the development of a China-led economic integration trend in the region, and increases the intervention of major countries in Southeast Asia. Researching Sino- Indoneisa relations is important in understanding the strategy of increasing Chinese influence in Southeast Asia. Besides, exploring how Indonesia responds to China's strategy in the region may provide Vietnam a model of China-style “Strategic Partnership”, a case of smaller countries’ responses to a rising China...
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn