Ngôn ngữ
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thúy
Tên luận án: Kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên Khmer ở một số trường đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ngành khoa học của luận án: Tâm lý học
Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62 31 04 01
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
1.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên Khmer, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng và xác định mối quan hệ giữa kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập với kết quả học tập của sinh viên Khmer, luận án đề xuất một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp cho sinh viên Khmer.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên Khmer.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
3.1.1. Về lý luận
Nghiên cứu kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên Khmer cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho lĩnh vực tâm lý học giáo dục và tâm lý học dân tộc. Luận án đã hệ thống hóa các nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên, xây dựng các khái niệm công cụ, khung lý thuyết về những biểu hiện của kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên Khmer.
3.1.2. Về thực tiễn
- Kết quả phân tích của 426 sinh viên Khmer đang học ở 3 trường đại học vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thấy nét đặc trưng của kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp ở sinh viên Khmer là có sự tập trung cao các giác quan để lắng nghe, ghi chú các nội dung học tập, nhưng hạn chế trong khả năng diễn đạt nội dung học tập bằng lời khi tương tác với thầy cô và bạn trong nhóm và trên lớp. Áp dụng phương pháp phân tích cụm chỉ ra có 3 nhóm sinh viên Khmer với mức độ kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập thấp, trung bình và cao với những biểu hiện đặc trưng riêng biệt, trong đó tỷ lệ sinh viên có kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập thấp chiếm gần 1/3.
- Có 4 yếu tố: Nhận thức và Động cơ học tập của sinh viên Khmer, Sự khích lệ của giảng và Điều kiện học tập ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên Khmer trong đó động cơ học tập là yếu tố tác động mạnh nhất.
- Phát hiện kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên Khmer được xem là yếu tố góp phần tác động thay đổi kết quả học tập của sinh viên Khmer.
- Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất được 5 biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên Khmer.
3.2. Kết luận
Luận án đã điểm lược những nghiên cứu trong và ngoài nước về kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên. Trên cơ sở kế thừa và hệ thống hóa những vấn đề lý luận từ các công trình nghiên cứu trước đó, luận án làm sáng tỏ các khái niệm công cụ liên quan đến kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên Khmer.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra thực trạng biểu hiện và mức độ kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên Khmer và một số yếu tố liên quan như ngành học, năm học, vị thế trong lớp học, nhận thức, động cơ học tập, sự khích lệ của của giảng và điều kiện học tập. Nếu sinh viên Khmer có kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập tốt sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên. Cuối cùng, luận án đã đề xuất biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên Khmer.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Nguyen Thi Thuy
Thesis title: Communication skills in Khmer students’ learning activities at some universities in the Mekong Delta
Scientific branch of the thesis: Psychology
Major: Psychology Code: 62 31 04 01
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi.
1. Aims and subjects
1.1. Aims of the thesis
Based on research theories and the practice of academic communication skills in classrooms of Khmer students, identifying factors affecting the practice, identifying the relationship between learning the communication skills and Khmer students’ learning outcomes, the thesis aims to propose several methods for improving communication skills in classroom learning activities for Khmer students.
1.2. Subjects of the thesis
Expression and levels of communication skills in classroom learning activities of Khmer students.
2. Research methods
3. Major results and Conclusions
3.1. Major results
3.1.1. Theoretical findings
Studying communication skills in learning activities of Khmer students has added scientific and practical fundamentals to the field of educational psychology and ethnic psychology. The thesis systematized previous studies on communication skills in students' learning activities, constructed conceptual tools, developed a theoretical framework on signs of academic communication skills in the classrooms and identified factors affecting Khmer students’ communication skills in learning activities.
3.1.2. Practical findings
- Results of analyzing information provided by 426 Khmer students of 3 universities in the Mekong Delta participating in the study showed that communication skills in classroom learning activities of Khmer students had high concentration of senses on listening and taking notes, but restricted in expressing academic contents verbally when interacting with lecturers and classmates on the classroom. The cluster analysis showed that there were 3 groups of Khmer students with low, medium and high academic communication skills. Each group had unique characteristics on academic communication skills. Accordingly, students with the low level of academic communication skills accounted for nearly one third.
- There were 4 factors including Awareness and Learning Motivation of Khmer students, Lecturer Encouragement and Learning Conditions that affected Khmer students’ communication skills in classroom learning activities, among which the Learning Motivation had the strongest impact.
- Communication skills in Khmer students' classroom learning activities was considered contribute to the change of learning outcomes of Khmer students.
- From theoretical and practical research results, the thesis has proposed 4 methods to improve communication skills in classroom learning activities for Khmer students.
3.2. Conclusions
The thesis reviewed domestic and foreign studies on academic communication skills of students. Inheriting and systematizing theoretical issues from previous studies, the thesis clarified the conceptual and theoretical frameworks related to Khmer students’ communication skills in classroom learning activities.
The practical research results showed Khmer students’ expression and levels of communication skills in classroom learning activities and related factors including Khmer students’ majors, year of study, positions in the classroom, awareness and learning motivation, lecturer encouragement and learning conditions. If Khmer students have good communication skills in classroom learning activities, these skills will have a positive impact on their learning outcomes. Finally, the thesis has proposed methods to improve communication skills in classroom learning activities for Khmer students.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn