TTLA: Đối chiếu liên hệ phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn bản Hướng dẫn sử dụng thuốc Anh-Việt (theo lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống)

Thứ năm - 31/10/2019 02:55

1. Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Kim Luyến                    2. Giới tính: Nữ

3. Ngày, tháng, năm sinh: 13/3/1977                            4.  Nơi sinh: Hải phòng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh theo Quyết định số 4618/2016/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: Đối chiếu liên hệ phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn bản Hướng dẫn sử dụng thuốc Anh-Việt (theo lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống).

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh- đối chiếu            9. Mã số: 62 22 02 41

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Hoàng Văn Vân

11. Tóm tắt kết quả mới của luận án

- Hai phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn bản HDSD thuốc tiếng Anh và tiếng Việt là phương thức biểu hiện tương thích và phương thức biểu hiện không tương thích. Trong đó, phương thức biểu hiện tương thích nghĩa liên nhân trong thể loại văn bản này chiếm ưu thế hơn là phương thức biểu hiện không tương thích.

+ Từ bình diện thức: Cả hai nhóm ngôn liệu văn bản HDSD thuốc đều không sử dụng đầy đủ tất cả các phương tiện ngôn ngữ hiện thực hoá tương thích và không tương thích các chức năng lời nói. Điều này chỉ ra nghĩa liên nhân trong thể loại văn bản HDSD thuốc trong hai ngôn ngữ không được biểu hiện đầy đủ trên tất cả các phương tiện ngôn ngữ, phần nào làm cho thể loại văn bản này chưa thật sự đạt được mức độ tương tác, gần gũi với người đọc.

+ Từ bình diện tình thái: Chúng tôi cũng đã quan sát thấy được cách tính tình thái được hiện thực hoá tương thích và không tương thích trong diễn ngôn HDSD thuốc tiếng Anh và tiếng Việt thông qua cách sử dụng phương tiện tình thái trong thể loại ngôn bản này.

 - Các văn bản HDSD thuốc nhóm tiếng Anh sử dụng khá đa dạng các phương tiện thứctình thái về mặt số lượng, kiểu loại cũng như phương thức hiện thực hoá trong tạo dựng mối quan hệ liên nhân với người đọc so với nhóm ngôn liệu tiếng Việt. Điều này thể hiện sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ về khả năng thuyết phục, sự gắn kết giữa văn bản và người đọc và sự tương tác giữa hai tham thể trong thể loại văn bản này.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

         Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được tham khảo để tiếp tục nghiên cứu về nghĩa liên nhân trong các văn bản thể loại khác trong tiếng Anh và tiếng Việt, giúp cho các nhà nghiên cứu trong biên soạn và chỉnh lý ngôn ngữ trong các văn bản y khoa; trở thành tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, học tập và điều trị.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

            Để có một cái nhìn toàn diện về các kiểu ý nghĩa được kiến tạo trong thể loại ngôn bản này, nghiên cứu trong tương lai sẽ phải tập trung vào các ý nghĩa ngôn bản (được hiện thực hoá trong các nguồn tài nguyên đề-thuyết, tiêu điểm thông tin và liên kết ngôn bản), nghĩa tư tưởng (được hiện thực hoá thông qua hệ thống chuyển tác). Ngoài ra, vai trò của hình ảnh trực quan trong việc hướng dẫn và truyền thông kiến thức y khoa, thể hiện tính tương tác giữa văn bản HDSD thuốc và người đọc (người bệnh) cũng là những yếu tố cần được nghiên cứu trong những nghiên cứu tiếp theo.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1. Nguyễn Thị Kim Luyến (2018), “Hiện thực hoá ý nghĩa liên nhân trong ngôn bản hướng dẫn sử dụng thuốc từ cách tiếp cận ngôn ngữ học chức năng hệ thống (trên ngữ liệu tiếng Việt)”, T/c Ngôn ngữ & đời sống 7(274), tr. 25-33.

2. Nguyễn Thị Kim Luyến (2018), “Modality expressions revealing power relation in English patient information leaflets, a systemic functional linguistic approach”, T/c Ngôn ngữ & đời sống 11B (279), tr. 46-53.

3. Nguyễn Thị Kim Luyến (2018), “Nghĩa liên nhân qua phương thức biểu hiện ngôn ngữ tình thái trong ngôn bản hướng dẫn sử dụng thuốc từ cách tiếp cận ngôn ngữ học chức năng hệ thống”, T/c Ngôn ngữ & đời sống 12 (280), tr. 40-47.

                                                            INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Thị Kim Luyen                          2. Sex: Female

3. Date of birth: 13/3/1977                                        4.  Place of birth: Hai phong

5. Admission decision number: 4618/2016/ QĐ-XHNV, dated 29 December 2016

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: A contrast of modes expressing interpersonal meaning in English-Vietnamese patient information leaflets (applying the theory of Systemic Functional Linguistics)

8. Major: Comparative-contrastive Linguistics                   9. Code: 62 22 02 41

10. Supervisor:  Prof. Dr. Hoang Van Van

11. Summary of the new findings of the thesis:

   - Two modes of expression of interpersonal meaning in English and Vietnamese PILs are congruence (typical) and incongruence (untypical) modes. In particular, the congruence mode of expressing interpersonal meaning in this text genre prevails rather than the mode of incongruence.

               + In terms of mood choices: Neither of the two groups of PILs used all of the congruence and incongruence language realization tools of speech functions. This indicates that the interpersonal meaning in this text genre in the two languages ​​is not fully expressed in all language means, partly making this genre of text not really reach the level of close, friendly and interactive to its readers.

               + In terms of modality choices: We have also observed the congruence and incongruence ways to realize the interpersonal meaning English and Vietnamese PILs through the use of modality in this text genre.

- Data in the group of English PILs use quite a variety of modality and mood types in terms of the quantity, types and modes of realization in creating interpersonal relationships with readers compared to Vietnamese PILs group. This represents the differences between the two languages ​​in terms of persuasion, the coherence between text and readers and the interaction between the two objects in this text genre.

12. Practical applicability, if any:

         The research results of the thesis can be referenced to continue researching interpersonal meaning in other genre texts in English and Vietnamese, helping researchers in compiling and adjusting languages. in medical texts; become a reference for teaching, learning and treatment.

13. Further research directions, if any:

         In order to have a comprehensive view of the types of meanings created in this text genre, future research will have to focus on textual meanings (actualized in Theme-Rhyme resources , information focus and language links), intellectual meanings (realized through the transfer system). In addition, the role of visual images in the guidance and communication of medical knowledge, demonstrating the interaction between PILS and readers (patients) are also factors that need to be studied in the next research.

14. Thesis-related publications:

1. Nguyen Thị Kim Luyen (2018), “The realization of interpersonal meaning in patient information leaflets in Vietnamese (an approach of systemic functional linguistics)”, Journal of Language and life 7(274), pp. 25-33.

2. Nguyen Thị Kim Luyen (2018), “Modality expressions revealing power relation in English patient information leaflets, a systemic functional linguistic approach”, Journal of Language and life 11B (279), pp. 46-53.

3. Nguyen Thị Kim Luyen (2018), “Linguistic manifestation of modality expressing interpersonal meaning in Vietnamese patient information leaflets, an approach of systemic functional linguistics”, Journal of Language and life 12 (280), pp. 40-47.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây