TYLA: Nghiên cứu văn bản quản lý hành chính  nhà nước cấp trung ương từ  quan hệ liên nhân và chức năng tác động

Thứ tư - 06/11/2019 02:15

Tên tác giả: Phan Thị Thu Thủy 

Tên luận án:  Nghiên cứu văn bản quản lý hành chính  nhà nước cấp trung ương từ  quan hệ liên nhân và chức năng tác động

Ngành khoa học của luận án: Ngôn ngữ học

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                            số: 62 22 02 40

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1.Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

 Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, luận án hướng đến mục đích làm sáng tỏ một số đặc điểm của ngôn ngữ văn bản nghị định, thông tư từ góc độ phân tích diễn ngôn. Đặc biệt chú ý đến phương thức và phương tiện ngôn ngữ để biểu thị quan hệ liên nhân và chức năng tác động của diễn ngôn. 

 Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ liên nhânchức năng tác động được thể hiện (bằng phương tiện ngôn ngữ nào, theo phương thức gì) trong diễn ngôn nghị định, thông tư với tư cách là một kiểu loại văn bản hành chính. Như vậy, hai vấn đề quan hệ liên nhân và các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quan hệ liên nhân chức năng tác động và các phương tiện ngôn ngữ thể hiện chức năng tác động sẽ là hai đối tượng được nghiên cứu chính của luận án này.

2.Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận án sử dụng những phương pháp cụ thể sau đây:

Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phân tích đặc điểm tổ chức diễn ngôn nghị định thông tư nhằm thực hiện quá trình giao tiếp, phân tích mối quan hệ liên nhân (các vai giao tiếp, ngữ cảnh, yếu tố quyền lực, ngữ vực) và chức năng tác động (tác động qua hành động ngôn từ, qua lập luận). Phân tích các phương tiện ngôn ngữ thể hiện quan hệ liên nhân, chức năng tác động trong nghị định, thông tư.

Phân tích ngữ nghĩa và dụng học: Luận án sử dụng các phương pháp phân tích ngữ nghĩa dụng học để phân tích các yếu tố ngôn ngữ thể hiện quan hệ liên nhân, chức năng tác động trong diễn ngôn nghị định, thông tư.

Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả các biểu thức ngôn hành, động từ ngôn hành, các yếu tố tình thái nhằm thể hiện quan hệ liên nhân trong nghị định, thông tư. Mô tả HVNN chủ đạo, miêu tả cấu tạo lập luận, các yếu tố cấu thành lập luận các dạng lập luận được sử dụng trong nghị định, thông tư nhằm thực hiện chức năng tác động.

Thủ pháp thống kê: Thống kê tần số xuất hiện các HVNN trong nghị định, thông tư, tần suất sử dụng các yếu tố trong cấu trúc lập luận trong nghị định, thông tư, từ đó rút ra các nhận xét về lượng các đơn vị từ ngữ xuất hiện trong nghị định, thông tư. Đây là cơ sở cho việc mô tả phân tích và rút ra các kết luận của luận án, các kết quả chính và kết luận.

2.1.Các kết quả chính

- Luận án đóng góp một phần vào việc làm sáng tỏ những đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn nghị định thông tư;

 - Nhận diện loại hình diễn ngôn nghị định thông tư về mặt ngôn ngữ và ngôn ngữ học, nhận diện đánh giá những đặc điểm quan hệ liên nhân, chức năng tác động của diễn ngôn nghị định, thông tư; 

- Luận án cũng chỉ rõ những phương tiện ngôn ngữ thực hiện quan hệ liên nhân, thực hiện chức năng tác động của diễn ngôn nghị định, thông tư;

- Luận án cũng cung cấp thông tin, tư liệu làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn phân tích diễn ngôn.

- Kết quả nghiên cứu của luận án đề ra các giải pháp giúp cho việc hiểu về ngôn ngữ sử dụng trong nghị định thông tư, giúp cho người xây dựng văn bản sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác. Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho cho môn học tiếng Việt và Giao tiếp Hành chính, Kỹ năng xây dựng và ban hành văn bản QLNN trong các các cơ sở giao dục về QLNN.

2.2.Kết luận

 Nghiên cứu văn bản quản lý nhà nước dưới góc độ tiếp cận ngôn ngữ học còn nhiều khoảng trống. Hệ thống văn bản QLNN gồm nhiều loại văn bản, mỗi loại văn bản QLNN có một vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Chính vì vậy các đặc điểm về ngôn ngữ của từng loại cũng khác nhau. Việc nghiên cứu ngôn ngữ văn bản QLNN góp phần giúp cho hoạt động quản lý nâng cao chất lượng đạt được các mục tiêu của nhà nước. Chúng tôi hy vọng  sẽ có nhiều hơn các  công trình nghiên cứu về lĩnh vực này.

                                                                SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Phan Thi Thu Thuy

Thesis title: Research on governmental administrative documents of central level from the perspective of interpersonal relations and impact function.

Scientific branch of the thesis: Linguistic

Major: Linguistic                                                   Code: 62 22 02 40

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities – Hanoi National University

1. Thesis purpose and objectives

Thesis purpose: Implementing this topic, the thesis aims to clarify some characteristics of the language of Decree and Circulars from the perspective of discourse analysis. Especially paying attention to language modalities and means to indicate interpersonal relations and the impact function of discourse.

Objectives: The research objectives of the thesis is interpersonal relations and impact functions expressed (by what language means, in what manner) in the discourse of Decrees and Circulars as a type of administrative document. Thus, the issues of interpersonal relations and linguistic means denoting interpersonal relations together with the impact function and the linguistic means expressing the impact function will be the two main subjects of this thesis.

  2. Research methods

To solve the research tasks set out, the thesis uses the following specific methods:

Method of discourse analyzing: Analyzing the traits of organizing the discourse of Decrees and Circulars to implement the process of communication, analyzing interpersonal relations (communication roles, context, power factors, register) and impact function (impact through verbal action, through argument). Analysis of language facilities showing interpersonal relations, impact functions in Decrees and Circulars.

Semantic analysis and pragmatics: The thesis uses pragmatical analysis methods to analyze linguistic elements that show interpersonal relations, impact functions in discourse of Decrees and Circulars.

Method of description: This method is used to describe language expressions, verbal verbs, and emotional factors to express interpersonal relations in Decrees and Circulars. Describe the dominant linguistic behaviors, describe the reasoning structure, the constituent elements of the argument types used in Decrees and Circulars to perform impact functions.

Statistical tactics: Statistics of frequency of making linguistic behaviors in Decrees and Circulars, frequency of using elements in the argument structure of Decrees and Circulars, thereby drawing comments on the number of word units appearing in Decrees and Circulars. This is the basis for describing the analysis and drawing conclusions of the thesis, main results and conclusions.

3. Major results and conclusions

3.1.The major results

- The dissertation contributes to clarifying the linguistic characteristics of the Circular and Decree discourse;

 - Identify the type of Circular and Decree discourse in terms of language and linguistics, identify and evaluate the characteristics of interpersonal relations, the impact function of the discourse of Decrees and Circulars;

- The thesis also specifies the linguistic implements of interpersonal relations, impact function of the Decrees and Circulars discourse;

- The thesis also provides information and documents that clarify the theoretical and practical issues of discourse analysis.

- The research results of the thesis propose solutions to help understand the language used in Circular and Decree, helping document builders use the correct language. The thesis can become a reference for subjects like Vietnamese and Administrative Communication, Skills in developing and issuing State managerial documents in educational institutions about state management.

3.2.Conclusions

The study of state management documents under the perspective of linguistics still remains many gaps. The system of state management documents includes many types of documents, each type of state management document has a different role and task. Therefore, the linguistic characteristics of each type are also different. The study of the language of State managerial documents contributes to improving management to achieve the state goals. We hope there will be more research on this area.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây