Ngôn ngữ
Thông tin luận văn 'Nhật Bản thập kỉ 90 qua tác phẩm “Tại sao Nhật Bản suy thoái” của Morishima Michio' của HVCH Tống Thị Hà, chuyên ngành Châu Á học. 1. Họ và tên học viên: Tống Thị Hà 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 7/8/1986 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày: 24/10/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có 7. Tên đề tài luận văn: Nhật Bản thập kỉ 90 qua tác phẩm “Tại sao Nhật Bản suy thoái” của Morishima Michio 8. Chuyên ngành: Châu Á học ; Mã số: 60 31 50 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phan Hải Linh - Chủ nhiệm Bộ môn Nhật Bản học, Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Trước hết luận văn giới thiệu về nhà kinh tế học Nhật Bản Morishima Micho và tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái (なぜ日本は没落するか), một trong ba công trình nổi tiếng của ông nghiên cứu về Nhật Bản. Thứ hai, luận văn tập trung phân tích quan điểm về Nhật Bản của Morishima Michio trong tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái, đồng thời đối chiếu với thực trạng của nước Nhật thập kỉ 1990 và quan điểm của các học giả đương thời. Từ đó, đánh giá các đóng góp của ông đối với việc nhìn nhận một cách khách quan các vấn đề của nước Nhật trong thực tại - tương lai, và đưa ra các đề xuất phù hợp. Thứ ba, luận văn so sánh ba tác phẩm chuyên khảo về Nhật Bản từ những năm 1980 tới đầu thế kỉ XXI của Morishima Michio nhằm làm nổi bật quá trình phát triển quan điểm của tác giả và lí giải sự phát triển của các quan điểm đó. Thứ tư, luận văn bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với tình hình của Việt Nam hiện nay. Cuối cùng, luận văn cung cấp bản dịch tiếng Việt toàn văn tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái trong phần phụ lục nhằm giúp độc giả có thêm một tài liệu tham khảo hữu ích. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Về mặt học thuật, luận văn góp phần nghiên cứu về Nhật Bản thập niên 1990 - “thập kỉ mất mát”, đặc biệt tìm hiểu phân tích những quan điểm và phương pháp nghiên cứu của nhà kinh tế Nhật Bản Morishima Michio. Về thực tiễn, luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích trong nghiên cứu và giảng dạy về Nhật Bản ở Việt Nam. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có) Dự kiến dịch và nghiên cứu tác phẩm thứ ba Tại sao Nhật Bản bế tắc 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Báo cáo tại Seminar Nghiên cứu Nhật Bản do văn phòng Chương trình nghiên cứu Nhật Bản tại Hà Nội (JSPH) tổ chức tại Đại học Tokyo vào tháng 12 năm 2011.
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn