Thông tin luận văn "Cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và những bài học chủ yếu" của HVCH Hoàng Thu Minh, chuyên ngành Châu Á học.
1. Họ và tên học viên: Hoàng Thu Minh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/01/1979
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và những bài học chủ yếu
8. Chuyên ngành: Châu Á học ; Mã số: 60 31 06 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Quốc Hùng, Khoa Đông Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 là cuộc chiến do Mĩ và liên quân tấn công Iraq sau khi Iraq xâm lược Kuwait. Mặc dù đã trôi qua hơn 20 năm nhưng dư âm về hậu quả nghiêm trọng của nó vẫn làm nhức nhối những người dân Iraq và Kuwait vô tội. Trong cuộc chiến này, Iraq là bên bại trận nên hậu quả lại càng nặng nề. Iraq bước vào cuộc chiến trong tình thế bị cô lập vì hành động xâm lược Kuwait. Gần như không có quốc gia nào ủng hộ Iraq nên Iraq không thể có tiếng nói của cộng đồng quốc tế. Về kinh tế, Iraq vừa ra khỏi cuộc chiến tranh 8 năm với Iran nên còn nhiều khó khăn. Về quân sự, quân đội của Iraq chưa kịp khôi phục lại lực lượng thì đã phải bắt đầu một cuộc chiến mới nên không thể tránh khỏi sự mệt mỏi cộng với sự áp đảo của lực lượng liên quân đã làm cho quân đội Iraq bị tan rã nhanh chóng. Ngược lại, Mĩ được sự cho phép của HĐBA-LHQ và trong vai trò là người đi “giải phóng Kuwait” nên dễ dàng kêu gọi được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Có thể nói đây là cơ hội vàng cho Mĩ để can thiệp vào Iraq mà từ lâu đã muốn thực hiện. Với tiềm lực quân sự mạnh và vũ khí hiện đại, cộng với sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới, Mĩ và liên quân đã nhanh chóng đánh bại đội quân của Saddam Hussein.
Sau chiến thắng này, vị thế của Mĩ trên trường quốc tế càng được củng cố. Nhiều nước Arab dựa hẳn vào Mĩ về an ninh, giành cho Mĩ và liên quân nhiều hợp đồng kinh tế béo bở.
Cuộc chiến tranh kết thúc để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về người và của cho Iraq và Kuwait. Iraq đang là một nước giàu trong khu vực biến thành một nước gần như nghèo nhất thế giới. Lệnh cấm vận trong nhiều năm làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Người dân Iraq oán thán chế độ Saddam Hussein.
Từ những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh, nhiều bài học đã được rút ra, trong đó có bài học về chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị, tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc. Đây là bài học nhằm ngăn ngừa chiến tranh, giữ hoà khí giữa các quốc gia vì hoà bình, ổn định và phát triển trên thế giới. Có thể nói nếu bài học này được thực hiện tốt thì thế giới sẽ tránh được thảm hoạ chiến tranh. Bài học thứ hai cũng rất quan trọng là vai trò của LHQ trong việc giải quyết xung đột trên thế giới. Mặc dù vai trò này đôi khi bị thách thức bởi những thế lực hiếu chiến nhưng không thể phủ nhận đóng góp của tổ chức này đối với hoà bình thế giới, trong đó có kiềm chế Mĩ tấn công Syria, Iran, Triều Tiên... Bài học tiếp theo là phải xác lập được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế khi phát động chiến tranh. Điều này chỉ có thể có được nếu đó là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, vì quyền lợi của cả dân tộc chứ không phải vì một nhóm người nhất định và phải phù hợp với xu hướng chung của thời đại. Khi chiến tranh xảy ra, để giành chiến thắng cần phải có nghệ thuật quân sự hợp lí trên chiến trường; quân đội đông, trang bị đủ nhưng tinh thần chiến đấu phải vững; yếu tố truyền thống trong đấu tranh và bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Như vậy, về nội dung, luận văn đã trình bày được:
+ Nguyên nhân sâu xa của việc Mĩ và liên quân tấn công Iraq năm 1991.
+ Khái quát và đưa ra đánh giá chung về cuộc chiến tranh, giới thiệu chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh và sự can thiệp vào tình hình Bắc Phi và Trung Đông gần đây.
+ Trên cơ sở đó, đã rút ra được một số bài học bổ ích nhằm ngăn ngừa chiến tranh và đối phó hiệu quả khi chiến tranh xảy ra.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Hoang Thu Minh 2. Sex: Female
3. Date of birth: 01/01/197 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH dated 14/10/2009 by the Dean of the University of Social Sciences and Humanities-Vietnam National University
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: The Gulf War 1991 and main lessons
8. Major: Asian Studies 9. Code: 60 31 06 01
10. Supervisors: Associate Professor. Nguyen Quoc Hung-Faculty of Oriental Studies-The University of Social Sciences and Humanities-Vietnam National University
11. Summary of the findings of the thesis:
The Gulf War 1991 was waged by a coalition force led by the United States against Iraq in response to Iraq's invasion and annexation of Kuwait. Although 20 years have passed, the immersive and critical effects still hurt terribly and deeply the Iraqi and Kuwaiti civilians. In this war, for Iraqi, the loser, the combat casualty was heavy, added to that was the isolation for the reason that they invaded Kuwait. And Iraq got almost none of the support of other nations as well as received no international community’s voice of supports. On economical issue, Iraq had just passed over the 8-year-war with Iran with a lot of existing difficulties. On military matter, Iraqi army stepped on another war without full restoration and with the boredsome and excessive power of coalition force caused the quick and promptly separation. On contrary, the United States with the agreement of The United Nations Security Council and under the role of “Kuwait Liberator” easily to withdraw the supports of the international community. It is the best opportunity for the US to interfere into Iraq which was at their mind and planned for long time. With the strong potential and modern arms, with strong supports of nations in the world, the US and Coalition Forces made it fast to defeat the armed force of Saddam Hussein.
After this victory, the position of the US in the world was strengthened. Many Arab countries depended on the US on security and kept a lot of good economical projects for the US and the Coalition.
The War ended with too many casualties for both Iraqi and Kuwait. Iraq used to be a rich country, changed to be one of the poorest countries in the world. The embargo in many years made the living of peoples so terrible. The Iraqi people strongly complained to the Saddam Hussein Regime.
Since the heavy consequence, many lessons made, in which the lesson on international relations with peace, cooperation and respects to independence and sovereignty of each nation. This is the lesson to avoid war, to keep the friendship between the nations in peace, stability and development. It is likely that the lesson would make the world avoid war conflicts. The second important lesson was the role of the UN in solving the conflict in the world. Although, this role always got challenges from warlike-side but it is impossible not to accept the contribution of this organization to the world peace, e.g. the control in conflicts of the US to Syria, Iran, North Korea... And the next lesson is to define the support of the international community when launching a war. It can be made if that is the just war, for the benefits of all a nation but for a group of people, and it must be suitable with the common trend of the right age. When the war happens, to win a victory, it requires a relevant military strategy in the battleground; a strong arm force, equipped and strong struggling spirit; conservative in combating and protecting nation sovereignty.
Therefore, in general, the thesis expressed:
+ The underlying reasons why the US and the Coalition Force attacked Iraq in 1991.
+ General reviewing and giving common evaluation on the Gulf War, introducing the post-war foreign policy of the US and the interference in the situation of the North Africa and the Middle East recently.
+ Based on the reality, some lessons were made in order to prevent the war and coping up with it once it happens.